ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Ngô Văn Thiết1, Đỗ Ngọc Sơn2,, Nguyễn Đức Phúc1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 84 bệnh nhân VPLQTM điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện HNĐK Nghệ An từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2023. Kết quả: Tỷ lệ VPLQTM là 9,2%, tần suất mắc là 20,3/1000 ngày thở máy. Độ tuổi chiếm nhiều nhất là ≥ 60 tuổi (66,7%). Bệnh nhân nam giới chiếm đa số với 71,4%. Bệnh chính lúc vào khoa gặp nhiều nhất là xuất huyết não với 61,9%. Tiền sử bệnh thường gặp nhất là tăng huyết áp với 50%. Lý do đặt ống nội khí quản (NKQ) thường gặp nhất là hôn mê với 82,1%. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có sốt (70,2%), thay đổi tính chất đờm (71,4%), xét nghiệm máu có tăng bạch cầu (78,6%). Thời gian xuất hiện VPLQTM trung bình là 4,8±1,8 ngày, thời gian thở máy trung bình là 7,3±2,2 ngày, thời gian nằm ICU trung bình là 9,3±2,4 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 11,9±5,9 ngày. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính gặp ở 70,2% bệnh nhân, gặp ở nhóm bệnh nhân VPLQTM muộn nhiều hơn nhóm bệnh nhân VPLQTM sớm (82,9% so với 61,2%), có 15,5% bệnh nhân nuôi cấy gặp 2 vi khuẩn trong cùng 1 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy. Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm gặp nhiều nhất với 80,6%. Vi khuẩn gây VPLQTM gặp nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae với 23,6%, tiếp đến là Acinetobacter baumannii với 20,8%, Pseudomonas aeruginosa với 20,8%, Staphylococcus aureus với 18,1%. Loại vi khuẩn gây VPLQTM sớm gặp nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus aureus, loại vi khuẩn gây VPLQTM muộn gặp nhiều nhất là Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii. Kết quả điều trị đỡ (chuyển khoa khác, ra viện, chuyển tuyến dưới) là 59,5%, kết quả điều trị nặng (tử vong, xin về, nặng chuyển tuyến trên) là 40,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, Muscedere J, Sweeney DA. Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator- associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clin Infect Dis. 2016;63(5),61-111.
2. MelsenWG, RoversMM, GroenwoldRH, et al. Attributable mortality of ventilator-associated pneumonia: ameta-analysis of individual patient data from randomised prevention studies. Lancet Infect Dis. 2013; 13(8):665-71.
3. MuscedereJG, DayA, HeylandDK. Mortality, attributable mortality, and clinical events as end points for clinical trials of ventilator- associated pneumonia and hospital- acquired pneumonia. ClinInfect Dis. 2010;51, Suppl1:S120-5.
4. Giang Thục Anh. Đánh giá sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2003-2004. Luận văn bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2004
5. Coffin SE, KlompasM, Classen D, Arias KM, et al. Strategies To Prevent Ventilator-associated pneumonia inacute carehospitals. Infection Control and Hospital Epidemiology. 2008;29, Suppl1:S31.
6. Hoàng Khánh Linh. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2018. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
7. Hà Sơn Bình. Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội. 2015
8. Nguyễn Ngọc Quang, Đoàn Thị Mai Phương, Lê Thị Diễm Tuyết và cộng sự. Tình hình viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Nội khoa Việt Nam. May 2012:57-62.