KHẢO SÁT ĐỘ DÀY TRUNG TÂM GIÁC MẠC TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG GIẢ TRÓC BAO VÀ GLÔCÔM GIẢ TRÓC BAO

Đoàn Kim Thành1,, Lê Kim Ngân1, Nguyễn Hữu Chức1, Mai Anh Duy1, Trang Thanh Nghiệp2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng giả tróc bao (Pseudoexfoliation syndrome – PEX) là một bệnh lý vi sợi liên quan đến tuổi và có tính chất hệ thống. Hội chứng này đặc trưng bởi sự sản xuất và lắng đọng chất liệu dạng hạt ngoại bào trong mô, và được tìm thấy trong tiền phòng. Chất liệu giả tróc được tìm thấy trong bao thủy tinh thể, rìa đồng tử, mống mắt, tế bào biểu mô thể mi không sắc tố, dây chằng Zinn, mạng lưới bè và tế bào nội mô giác mạc, cấu trúc góc tiền phòng, và một phần dịch kính trước. Về sinh bệnh học, nhiều ý kiến cho rằng hội chứng giả tróc bao ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào nội mô giác mạc. Ngoài ra, sự hiện diện của vật liệu giả tróc bao ở nhu mô trước giác mạc và sự giảm mật độ tế bào nhu mô được cho là nguyên nhân gây độ dày trung tâm giác mạc mỏng hơn trên mắt hội chứng giả tróc bao. Đo độ dày trung tâm giác mạc có ý nghĩa quan trọng ở bệnh nhân mắc glôcôm. Vậy ở bệnh nhân Việt Nam, sự thay đổi này như thế nào? Ý nghĩa lâm sàng trong tiên lượng nguy cơ của hội chứng giả tróc bao và glôcôm giả tróc bao ra sao? Mục tiêu: Khảo sát độ dày trung tâm giác mạc trên bệnh nhân hội chứng giả tróc bao, glôcôm giả tróc bao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả sử dụng sinh hiển vi phản chiếu Nidek CEM-530 để khảo sát trên 110 mắt tại bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng 12/2022 – 11/2023. Kết quả: Độ dày giác mạc trung tâm trung bình ở nhóm glôcôm giả tróc bao (520.34 ± 29.81 µm) thấp hơn nhóm chứng (533.86 ± 25.48 µm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.037. Độ dày trung tâm giác mạc trung bình ở nhóm có hội chứng giả tróc bao không glôcôm (527.91 ± 30.7 µm) thấp hơn nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Độ dày trung tâm giác mạc ở nhóm glôcôm giả tróc bao thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự đo nhãn áp trên bệnh nhân glôcôm giả tróc bao có liên quan đến độ dày trung tâm giác mạc, do đó việc đánh giá nhãn áp dưới ngưỡng ở bệnh nhân này có thể bỏ sót tình trạng glôcôm, bệnh tiến triển nhanh và tiên lượng xấu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tomaszewski BT, Zalewska R, Mariak Z. Evaluation of the endothelial cell density and the central corneal thickness in pseudoexfoliation syndrome and pseudoexfoliation glaucoma. J Ophthalmol. 2014; 2014: 123683. doi:10.1155/ 2014/123683
2. Jeng SM, Karger RA, Hodge DO, Burke JP, Johnson DH, Good MS. The risk of glaucoma in pseudoexfoliation syndrome. J Glaucoma. Jan 2007; 16(1): 117-21. doi: 10.1097/01.ijg. 0000243470.13343.8b
3. Konstas AG, Stewart WC, Stroman GA, Sine CS. Clinical presentation and initial treatment patterns in patients with exfoliation glaucoma versus primary open-angle glaucoma. Ophthalmic Surg Lasers. Feb 1997;28(2):111-7.
4. Muir KW, Jin J, Freedman SF. Central corneal thickness and its relationship to intraocular pressure in children. Ophthalmology. Dec 2004; 111(12): 2220-3. doi: 10.1016/j.ophtha. 2004.06.020
5. Gordon MO, Beiser JA, Brandt JD, et al. The Ocular Hypertension Treatment Study: baseline factors that predict the onset of primary open-angle glaucoma. Arch Ophthalmol. Jun 2002; 120(6): 714-20; discussion 829-30. doi:10.1001/ archopht.120.6.714
6. Yu ZY, Wu L, Qu B. Changes in corneal endothelial cell density in patients with primary open-angle glaucoma. World J Clin Cases. Aug 6 2019; 7(15): 1978-1985. doi:10.12998/wjcc.v7. i15.1978
7. Biradavolu Asritha SGF, Sri Roopa Kaveripakam, Abdul Sulaiman Kadher. Comparision of central corneal thickness in pseudoexfoliation syndrome and pseudoexfoliation glaucoma. IP International Journal of Ocular Oncology and Oculoplasty. 2019;5(4):229-232.
8. Nishat Sultana S. Evaluation of Central Corneal Thickness and clinical ocular profile of Patients presenting with Pseudoexfoliation at a tertiary care centre. Indian Journal of Clinical and Experimental Ophthalmology. 2019;5(4):543-551.
9. Ucak T, Karakurt Y, Atum M, Icel E, Gamze Tasli N. Comparison of anterior segment parameters and corneal endothelial changes in patients with pseudoexfoliative glaucoma and pseudoexfoliation syndrome. Annals of Medical Research. 05/25 2021;26(6):1052-1055.
10. Kitsos G, Gartzios C, Asproudis I, Bagli E. Central corneal thickness in subjects with glaucoma and in normal individuals (with or without pseudoexfoliation syndrome). Clin Ophthalmol. 2009; 3:537-42. doi:10.2147/ opth.s6484.