ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là bệnh lý thường gặp. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị VPMPCĐ nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị VPMPCĐ ở người lớn và một số mối liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Đối tượng là bệnh nhân (BN) VPMPCĐ người lớn điều trị tại Bệnh viện phổi Thái Nguyên từ 01/01/2023 đến 30/03/2023. Cỡ mẫu chọn toàn bộ. Nghiên cứu thu được 82 BN đủ tiêu chuẩn. Kết quả và bàn luận: BN nhóm tuổi > 65 tuổi nhiều nhất, chiếm tỷ lệ là 67,1%. BN Nam giới chiếm 54,9%. BN có triệu chứng hay gặp là ho, khó thở và sốt chiếm lần lượt là 95,1%, 85,4% và 85,4%. Triệu chứng đau ngực gặp 58,5%. BN có ran ở phổi chiếm 54,9%, có hội chứng đông đặc chiếm 34,1%, BN có tăng BCĐNTT chiếm 78,0%, có tăng ure máu chiếm 32,9%. Hình ảnh Xquang có tổn thương đa thùy chiếm 35,4%. Điểm CURB 65 từ 0 – 1 chiếm 17,1%. Kết quả điều trị tốt chiếm 86,6%. Các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị kém lần lượt là BN có triệu chứng đau ngực, khó thở, CURB 65 từ 2 – 5 điểm, XQ phổi có tổn thương đa thuỳ và Ure máu tăng với các p < 0,05 và 0,01. Kết luận: Viêm phổi cộng đồng mắc phải ở người lớn thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng cơ năng điển hình là ho, sốt, khó thở, đau ngực, ran nổ, ran ẩm, hội chứng đông đặc. Yếu tố liên quan rõ rệt tới kết quả điều trị kém là bệnh nhân có CURB 65 từ 2 – 5 điểm, XQ phổi có tổn thương đa thuỳ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi mắc phải cộng đồng, CURB 65, Bệnh viện phổi Thái Nguyên, tổn thương đa thuỳ.
Tài liệu tham khảo
2. Võ Đức Chiến (2019), Áp dụng thang điểm CURB 65 và PSI trong đánh giá độ nặng viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Tạp chí Y học thực hành (06/2019), số 1101, Tr. 77-79.
3. Lê Văn Thêm, (2022), Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng điều trị ở bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 512.2.
4. Tạ Thị Diệu Ngân (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Quốc Trọng, Võ Phạm Minh Thư, Nguyễn Trung Kiên, (2018), đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 16/2018.
6. Carl Llor, Yannick Hoyos Mallecot, et al (2023), New paradigms on antibiotic recommendations for community - acquired infection in Spani, https://doi.org/10.1016/ j.aprim.2023.102648,
7. Tai Joon An, Jun-Pyo Myong, Yun-Hee Lee et al (2022), Continuing Quality Assessment Program Improves Clinical Outcomes of Hospitalized Community-Acquired Pneumonia: A Nationwide CrossSectional Study in Korea, J Korean Med Sci. 2022 Aug 1;37(30):e234 https://doi.org/10.3346/jkms.2022.37.e234 eISSN 1598-6357·pISSN 1011-8934.
8. L. M. ZikoID, T. W. HoffmanID, S. Fwoloshi1, et al (2022), Aetiology and prognosis of community acquired pneumonia at the Adult University Teaching Hospital in Zambi, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0271449 July 15, 2022.