THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOẠN THẦN DO RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Vũ Thị Dung1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 58 người bệnh được chẩn đoán loạn thần do rượu đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 4/2022 đến 6/2022. Kết quả: Tất cả người bệnh được Điều dưỡng theo dõi dấu hiện sinh tồn thường xuyên chiếm 100%. Có 55 người bệnh nhận xét Điều dưỡng thực hiện tốt, đầy đủ việc việc theo dõi giấc ngủ chiếm 94,8%. Có 100% người bệnh trả lời điều dưỡng thực hiện đầy đủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và theo dõi người bệnh sau dùng thuốc. Tỷ lệ người bệnh nhận xét Điều dưỡng thực hiện tốt việc tư vấn, giáo dục sức khỏe chiếm 82,7%. Kết luận: Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh loạn thần do rượu được đánh giá cao

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Quốc Việt, Nguyễn Đức Trí (2016). Thực trạng sử dụng rượu bia tại cộng đồng xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.
2. Nguyễn Mạnh Hùng (2010).Tác hại của rượu. Nhà xuất bản y học, Hà Nội
3. Bộ Y tế (2020). Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. NXB Y học, Hà Nội
4. Lưu Ngọc Lân (2021). Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần Hải Phòng năm 2021. Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2021
5. Mạc Thị Hồng Nhung (2019). Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần Nam Định năm 2019. Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2019.
6. Bộ Y tế (2021). Thông tư 31/2021/TT-BYT Quy định công tác điều dưỡng trong bệnh viện, ban hành ngày 28/12/2021