ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG SINH HOẠT ĐỘC LẬP TRÊN ĐỐI TƯỢNG KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc đánh giá kết quả quản lý người khuyết tật cũng là cần thiết trong việc quản lý về y tế. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt độc lập trên đối tượng khuyết tật vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng người khuyết tật tham gia chương trình tập phục hồi chức năng trong đề án người khuyết tật tại TP. HCM. Kết quả: Thang điểm FIM của nhóm đối tượng nghiên cứu có cải thiện từ 81 (45-102,5) lên 90 (54-111) điểm. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt độc lập với nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức độ khuyết tật, thời gian tổn thương, mong muốn luyện tập, không gian luyện tập (p<0,05). Kết luận: Có sự cải thiện đáng kể lực chức năng sinh hoạt độc lập trên đối tượng khuyết tật vận động trước và sau điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
FIM, khuyết tật, quản lý y tế
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng đối với 04 bệnh: Đột quỵ não, Chấn thương sọ não, Bại não, Não úng thủy do Nứt đốt sống.
3. Nguyễn Thị Thanh Nga (2019), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do chấn thương sọ não, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. UNFPA (2011), "Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009". Người khuyết tật ở Việt Nam, tr. 20 -22.
5. Rayegani, S. M., Raeissadat, S. A., Alikhani, E., Bayat, M., Bahrami, M. H., & Karimzadeh, A. (2016). Evaluation of complete functional status of patients with stroke by Functional Independence Measure scale on admission, discharge, and six months poststroke. Iranian