KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HẠ ĐẠI TRÀNG QUA NGẢ HẬU MÔN ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phạm Văn Thương1,, Đào Thị Ngọc Anh1
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, so sánh kết quả trước và sau mổ của tất cả bệnh nhân được chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật qua đường hậu môn một thì đơn thuần tại bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn từ tháng 11/2021 đến hết tháng 6/2023. Kết quả: Trong khoảng thời gian nghiên cứu, có 42 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị phình đại tràng bẩm sinh qua đường hậu môn một thì đơn thuần. Tuổi trung bình của trẻ tại thời điểm phẫu thuật là 3,6 ± 4,3 tháng tuổi, tất cả các bệnh nhân đều vô hạch đoạn thấp (trực tràng và 1/3 dưới đại tràng xích ma), thời gian phẫu thuật trung bình là 53,3 ± 18,9 phút, thời gian nằm viện sau mổ 5,71 ± 1,49 ngày, thời gian theo dõi trung bình sau mổ là 10,9 ± 3,1 tháng, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, đánh giá chức năng đại tiện: tốt và rất tốt chiếm 95,2%, trung bình chiếm 4,8%, không bệnh nhân nào có chức năng đại tiện kém. Kết luận: Phẫu thuật hạ đại tràng qua đường hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh là phương pháp an toàn, hiệu quả, có kết quả khả quan, đặc biệt với những bệnh nhân vô hạch đoạn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Langer J.C. (2013). Hirschsprung disease. Current Opinion in Pediatrics, 25(3), 368.
2. Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Đức Hậu,Trần Anh Quỳnh và cs (2011). So sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Y học Hồ Chí Minh, 33–36.
3. Vũ P.A., Thien H.H., và Hiep P.N. (2010). Transanal one-stage endorectal pull-through for Hirschsprung disease: experiences with 51 newborn patients. Pediatr Surg Int, 26(6), 589–592.
4. Das K. và Mohanty S. (2017). Hirschsprung Disease — Current Diagnosis and Management. Indian J Pediatr, 84(8), 618–623.
5. Sauer C.J.E., Langer J.C., et Wales P.W. (2005). The versatility of the umbilical incision in the management of Hirschsprung’s disease. J Pediatr Surg, 40(2), 385–389.
6. De La Torre L. et Langer J.C. (2010). Transanal endorectal pull-through for Hirschsprung disease: technique, controversies, pearls, pitfalls, and an organized approach to the management of postoperative obstructive symptoms. Seminars in Pediatric Surgery, 19(2), 96–106.
7. Hồ Trần Bản (2022). Kết quả phẫu thuật một thì điều trị bệnh hirschsprung thể kinh điển được chẩn đoán bằng sinh thiết hút. Luận án Tiến sĩ Y học Đại học Y Dược Hồ Chí Minh
8. Vũ Thị Hồng Anh (2011). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi Georgeson có cải tiến điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh một thì ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ Đại học Y Hà Nội.