XÂY DỰNG KHOẢNG THAM CHIẾU CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HẢI HÀ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xây dựng khoảng tham chiếu cho các chỉ số xét nghiệm Huyết học tế bào máu ngoại vi trên người trưởng thành tại Trung tâm Y tế Hải Hà phù hợp với điều kiện trang thiết bị, quần thể bệnh nhân tại đây. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu trên 4673 người trưởng thành khoẻ mạnh (gồm 2568 nam và 2105 nữ) khám sức khoẻ định kỳ tại Trung tâm Y tế Hải Hà từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 09 năm 2023. Quần thể tham chiếu được lựa chọn dựa theo hướng dẫn lấy mẫu gián tiếp của CLSI EP28-A3. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 2.0 với mức độ tập trung của 95% dữ liệu từ bách phân vị 2,5 đến 97,5. Kết quả: Nghiên cứu trên 4673 người trưởng thành khoẻ mạnh chúng tôi xác định được khoảng tham chiếu các chỉ số xét nghiệm huyết học cho phòng xét nghiệm Trung tâm Y tế Hải Hà như sau: Khoảng tham chiếu RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC ở nam cao hơn so với nữ (p<0,05); khoảng tham chiếu của RDW-CV ở nữ cao hơn ở nam (p<0,05). Khoảng tham chiếu WBC, NEUT #, BASO #, LYMPH %, BASO % giữa nam và nữ không có sự khác biệt (p>0,05). NEUT% có khoảng tham chiếu ở nữ cao hơn ở nam (p<0,05). Khoảng tham chiếu LYMPH #, MONO #, EOS #, MONO %, EOS % ở nam cao hơn ở nữ (p<0,05). Khoảng tham chiếu PLT, MPV ở nam cao hơn ở nữ (p<0,001).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khoảng tham chiếu, Huyết học, Đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
Tài liệu tham khảo
2. Jones G. và Barker A. (2008). Reference Intervals. Clin Biochem Rev, 29(Suppl 1), S93–S97.
3. Trần Hữu Tâm. Đánh giá sự tương đồng - khác biệt giữa các khoảng tham chiếu sinh học của xét nghiệm huyết học, đông máu đang sửu dụng tại các phòng xét nghiệm. Tạp chí Y học thực hành, 815(Số 4/2012).
4. Ozarda Y. (2016). Reference intervals: current status, recent developments and future considerations. Biochem Med (Zagreb), 26(1), 5–16.
5. Kibum Jeon, Kim M., Han J. và cộng sự. (2020). Establishment of sex-specific reference intervals for automated haematology analyser-delivered research parameters in healthy Korean adults: a retrospective database review. BMJ Open, 10(10), e036887.
6. Nguyễn Thị Hiền Hạnh và cộng sự (2018). Nghiên cứu một số chỉ số huyết học tế bào và khoảng tham chiếu trên người bình thường khoẻ mạnh.
7. Abdullah D.A., Mahmood G.A., và Rahman H.S. (2020). Hematology Reference Intervals for Healthy Adults of the City of Sulaymaniyah, Iraq. IJGM, Volume 13, 1249–1254.
8. B J Bain (1996). Ethnic and sex differences in the total and differential white cell count and platelet count. J Clin Pathol, 49(8), 664–666.