THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023

Võ Hữu Phi Long1,, Nguyễn Duy Phong2
1 Trung tâm Y tế Thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh: Việc áp dụng và đánh giá kiến thức - thực hành tốt trong chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể (BATT) trường học là điều cần thiết để giảm thiểu các bệnh do thực phẩm gây ra đối với học sinh. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ bếp ăn tập thể trường học tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của những người chế biến thực phẩm tại các trường học ở trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện tại tất cả 26 bếp ăn trường học (trừ trường mầm non) có tổ chức nấu ăn tại chỗ trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Mẫu những chế biến thực phẩm được lấy toàn bộ. Công cụ thu thập dữ liệu bao gồm một bảng câu hỏi có cấu trúc với 32 câu hỏi bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học xã hội, kiến thức, và thực hành liên quan đến an toàn thực phẩm dành cho người chế biến, và bảng câu hỏi 26 câu để đánh giá bếp ăn tập thể. Bảng câu hỏi đã được trả lời bởi 331 người chế biến thực phẩm. Nhập liệu bằng Epidata 3.0 và phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm STATA 14.1. Kết quả: Tỷ lệ các BATT tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đạt 92,3%.  Hầu hết những người tham gia là nữ (93,05%, n = 308), từ 36 đến 55 tuổi (66,47%, n = 220), trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (51,96%%, n = 172), đa số đã làm việc trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống từ 1 đến 5 năm (43,20%, n = 143). Tỷ lệ kiến thức chung đúng đạt 79,15%, tỷ lệ thực hành chung đúng đạt 93,05%. Kết luận:  Cần tăng cường duy trì tuân thủ các quy định về ATVSTP tại các BATT trường học. Bên cạnh đó, việc đào tạo nâng cao kiến thức – thực hành của người chế biến cũng cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương (2023) Thống kê tình hình ngộ độc thực phẩm và các sự cố về an toàn thực phẩm tại Việt Nam và Bình Dương, tr.21.
2. Huỳnh Tấn Cúc (2014) "Tỷ lệ bếp ăn tập thể đạt chuẩn điều kiện an toàn thực phẩm và các yếu tố liên quan tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (6), tr. 271 - 276.
3. Nguyễn Thị Mười, Lê Thị Ngọc Ánh., Lê Vinh (2016) "Tỷ lệ bếp ăn tập thể - căn tin trường học tại quận 5, tp. Hồ Chí Minh đạt điều kiện an toàn thực phẩm, năm 2015". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20 (5), tr. 322 - 331.
4. Nguyễn Văn Nêu (2014) "Kiến thức – thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm các bếp ăn tập thể tại thành phố Bến Tre năm 2013". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (6), tr. 565 - 570.
5. Phạm. Thị. Chung, Phạm Duy Tường (2020) "Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến tại bếp ăn các trường tiểu học quận Cầu Giấy Hà Nội năm 2019". Y học cộng đồng, 59 (6), tr. 182 - 187.
6. Thị Thu Hà N, Bảo Ngọc T, Ngọc Tụ T (2021) "Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020". Tạp Chí Y học Việt Nam, 501 (1)