ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC CAO ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,, Nguyễn Hoàng Long1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh chấn thương cột sống ngực cao điều trị phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu những bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương cột sống có tổn thương từ T1 đến T5 tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện Việt Đức từ 6/2018 đến 6/2021. Kết quả: Qua nghiên cứu kết quả 23 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực cao (T1-T5) được phẫu thuật bắt vít qua cuống, mở cung sau giải ép tại khoa phẫu thuật cột sống về đặc điểm lâm sàng độ tuổi trung bình là 33,96 ± 14,62, hay gặp nhất là lứa tuổi lao động (từ 20 đến 60) chiếm 78,3%. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông chiếm 69,6%. Tỷ lệ ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ ~ 4,75/1. Triệu chứng lâm sàng: tất cả các bệnh nhân đều có đau vùng cột sống chấn thương với VAS trung bình 5,52 ± 1,34; tổn thương thần kinh theo AIS khi vào viện thì 60,8% là AIS A, AIS B chiếm 13%, AIS C chiếm 8,7%, AIS D chiếm 4,3%. Về cận lâm sàng vị trí tổn thương gặp nhiều nhất là T4 với 15 đốt, sau đó là T3 với 12 đốt; có 47,8% bệnh nhân tổn thương 2 đốt sống, 4,3% bệnh nhân tổn thương 3 đốt sống, 47,3% bệnh nhân tổn thương 1 đốt sống. Kết luận: Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi lao động nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, triệu chứng lâm sàng của tất cả các bệnh nhân đều có đau vùng cột sống chấn thương kèm tổn thương thần kinh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Fisher C, Singh S, Boyd M, et al. Clinical and radiographic outcomes of pedicle screw fixation for upper thoracic spine (T1-5) fractures: a retrospective cohort study of 27 cases. J Neurosurg Spine. 2009; 10(3): 207-213. doi:10.3171/2008.12.SPINE0844
2. Theologis AA, Tabaraee E, Funao H, et al. Three-column osteotomies of the lower cervical and upper thoracic spine: comparison of early outcomes, radiographic parameters, and peri-operative complications in 48 patients. Eur Spine J. 2015; 24(S1):23-30. doi:10.1007/s00586-014-3655-6
3. Gattozzi D. Surgery for traumatic fractures of the upper thoracic spine (T1–T6). Surgical Neurology International. 2018;9(1):231. doi:10. 4103/ sni.sni_273_18
4. Lê Văn Tuyền. Đánh giá đặc điểm hình ảnh chấn thương cột sống ngực - thắt lưng theo phân loại TLICS tại bệnh viện Việt Đức. 2017.
5. Lê Hoàng Nhã. Điều trị gãy cột sống ngực do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít cuống cung. Luận văn thạc sĩ y học. 2016.
6. Gattozzi D, Friis L, Arnold P. Surgery for traumatic fractures of the upper thoracic spine (T1–T6). Surg Neurol Int. 2018;9(1):231. doi:10.4103/sni.sni_273_18
7. Nguyễn Quang Huy. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống ngực bằng phương pháp bắt vít qua cuông tại bệnh viện Việt Đức. Published online 2010.
8. NashLawrason J. Early detection of thoracic spine fracture in the multiple trauma patient: Role of the initial portable chest radiograph. Emergency Radiology. Published online 1997:11.
9. Fracs RS. Health-related quality-of-life outcomes after thoracic (T1-T10) fractures. The Spine Journal. Published online 2013:8.
10. Haba, Hitoshi, et al. "Diagnostic accuracy of magnetic resonance imaging for detecting posterior ligamentous complex injury associated with thoracic and lumbar fractures." Journal of Neurosurgery: Spine 99.1 (2003): 20-26.