YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP CỦA BÀ MẸ

Hà Mạnh Tuấn1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là bệnh phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KAP của người mẹ về bệnh NKHHC sẽ giúp đưa ra các cải thiện hiệu quả về chương trình giáo dục sức khỏe hướng đến bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu:. Nghiên cứu cắt ngang tiến hành bằng cách phỏng vấn các người mẹ bằng bảng câu hỏi được chuẩn hóa gồm 4 phần. Các câu hỏi được đánh giá bằng 5 mức độ theo thang Likert. Người mẹ được phỏng vấn có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHC và được chọn bằng cách thuận tiện trong thời gian nghiên cứu 10/2020 – 9/2021. Kết quả: Có tất cả 172 người mẹ được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 29,2 ± 5,41 tuổi. Điểm kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về bệnh NKHHC lần lượt là: 61,7 ±9,6, 42,1 ±4,1, và 34,8 ±4,0. Các yếu tố có ảnh hưởng đến KAP của người mẹ là trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập gia đình (p<0,05). Các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến KAP là nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ. Kết luận: Để nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục sức khỏe hướng đến các bà mẹ cần chú ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến KAP của người mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi có bệnh NKHHC là trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập gia đình, nguồn cung cấp thông tin. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization, The management of acute respiratory infections in children. Practical guidelines for outpatient care. WHO Geneva, 1995.
2. H. Nair et al., “Global and regional burden of hospital admissions for severe acute lower respiratory infections in young children in 2010: A systematic analysis” Lancet, vol. 381, no. 9875, pp. 1380–1390, 2013, doi: 10.1016/S0140-6736(12)61901-1.
3. K. Bhalla, A. Gupta, S. Nanda, S. Mehra, and S. Verma, “Parental knowledge and common practices regarding acute respiratory infections in children admitted in a hospital in rural setting” J. Fam. Med. Prim. Care, vol. 8, no. 9, pp. 2908–2911, 2019, doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_510_19.
4. Michela Sonego, Maria Chiara Pellegrin, Genevieve Becker, “Risk factors for mortality from acute lower respiratory infections (ALRI) in children under five years of age in low and middle-income countries” PLoS One, vol. 10, no. 1, pp. 1–17, 2015.
5. Rajesh Kumar, Anjum Hashmi, “Knowledge Attitude and Practice about Acute Respiratory Infection among the Mothers of Under Five Children Attending Civil Hospital Mithi Tharparkar Desert” Prim. Heal. Care Open Access, vol. 02, no. 1, pp. 1–3, 2012, doi: 10.4172/2167-1079. 1000108.
6. S. Q. Bham, F. Saeed, and M. A. Shah, “Knowledge, Attitude and Practice of mothers on acute respiratory infection in children under five years” Pakistan J. Med. Sci., vol. 32, no. 6, pp. 1557–1561, 2016, doi: 10.12669/pjms.326.10788.
7. V. K. Ramani, J. Pattankar, and S. K. Puttahonnappa, “Acute respiratory infections among under-five age group children at urban slums of Gulbarga city: A longitudinal study” Journal of Clinical and Diagnostic Research, vol. 10, no. 5. pp. LC08-LC13, 2016, doi: 10.7860/ JCDR/2016/15509.7779.