TỈ LỆ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VỚI TỔN THƯƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH ĐƯỢC TÁI TƯỚI MÁU KHÔNG HOÀN TOÀN

Trần Nguyễn Phương Hải1,, Trần Anh Tuấn2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên với tổn thương nhiều nhánh mạch vành được tái thông không hoàn toàn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu mô tả có theo dõi dọc được thực hiện trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên được tái thông mạch vành qua da tiên phát từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2022 tại Khoa Tim mạch can thiệp và Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Có 105 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có can thiệp sang thương thủ phạm tiên phát được nhận vào nghiên cứu. LAD là nhánh động mạch vành thủ phạm chiếm tỉ lệ cao nhất với 48 bệnh nhân (45,7%), theo sau đó là RCA với 44 bệnh nhân (41,9%). LCx là nhánh thủ phạm ở 12 bệnh nhân (chiếm 11,3%). LMCA là nhánh thủ phạm chiếm tỉ lệ thấp nhất với 1 bệnh nhân, tương ứng với 0,9% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tái tưới máu hoàn toàn trong 33 bệnh nhân, chiếm 31,4% dân số tham gia nghiên cứu, trong khi đó đa số bệnh nhân với 72 trường hợp tái tưới máu không hoàn toàn, chiếm tỉ lệ 68,6%. Tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân tái tưới máu không hoàn toàn 1,38% và 2,77% tại thời điểm 1 tháng và 3 tháng. So với nhóm tái tưới máu hoàn toàn sự khác biệt về tỉ lệ tử vong không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên với bệnh mạch vành nhiều nhánh tái tưới máu không hoàn toàn tại thời điểm 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 1,38% và 2,77%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tái tưới máu hoàn toàn và không hoàn toàn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dziewierz A, Siudak Z, Rakowski T, Zasada W, Dubiel JS, Dudek D. Impact of multivessel coronary artery disease and noninfarct-related artery revascularization on outcome of patients with ST-elevation myocardial infarction transferred for primary percutaneous coronary intervention (from the EUROTRANSFER Registry). Am J Cardiol. Aug 1 2010; 106(3):342-7. doi:10. 1016/j.amjcard.2010.03.029
2. Corpus RA, House JA, Marso SP, et al. Multivessel percutaneous coronary intervention in patients with multivessel disease and acute myocardial infarction. American heart journal. 2004;148(3):493-500.
3. Byrne RA, Rossello X, Coughlan JJ, et al. 2023 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes. European heart journal. Oct 12 2023;44(38): 3720-3826. doi: 10.1093/ eurheartj/ehad191
4. Mehta SR, Wood DA, Storey RF, et al. Complete Revascularization with Multivessel PCI for Myocardial Infarction. N Engl J Med. Oct 10 2019;381(15):1411-1421. doi:10.1056/NEJMoa1907775
5. Wald DS, Morris JK, Wald NJ, et al. Randomized trial of preventive angioplasty in myocardial infarction. N Engl J Med. Sep 19 2013; 369(12): 1115-23. doi: 10.1056/ NEJMoa1305520
6. Szummer K, Wallentin L, Lindhagen L, et al. Improved outcomes in patients with ST-elevation myocardial infarction during the last 20 years are related to implementation of evidence-based treatments: experiences from the SWEDEHEART registry 1995-2014. Eur Heart J. Nov 1 2017; 38(41): 3056-3065. doi:10.1093/eurheartj/ ehx515
7. Fukutomi M, Toriumi S, Ogoyama Y, et al. Outcome of staged percutaneous coronary intervention within two weeks from admission in patients with ST-segment elevation myocardial infarction with multivessel disease. Catheter Cardiovasc Interv. Apr 1 2019;93(5):E262-e268. doi:10.1002/ccd.27896
8. Cui K, Lyu S, Song X, et al. Long-term outcomes of in-hospital staged revascularization versus culprit-only intervention for patients with ST-segment elevation myocardial infarction and multivessel disease. Coron Artery Dis. May 2019;30(3): 188-195. doi: 10.1097/mca. 0000000000000701
9. Hannan EL, Zhong Y, Berger PB, et al. Association of Coronary Vessel Characteristics With Outcome in Patients With Percutaneous Coronary Interventions With Incomplete Revascularization. JAMA Cardiol. Feb 1 2018;3(2): 123-130. doi:10.1001/jamacardio. 2017.4787
10. Nordlund D, Heiberg E, Carlsson M, et al. Extent of myocardium at risk for left anterior descending artery, right coronary artery, and left circumflex artery occlusion depicted by contrast-enhanced steady state free precession and T2-weighted short tau inversion recovery magnetic resonance imaging. Circulation: Cardiovascular Imaging. 2016;9(7):e004376.