YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH THEO MÔ HÌNH SBAR CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY

Cao Thị Thiêm1,2, Nguyễn Phúc Phóng2, Hoàng Thị Sinh2, Nguyễn Thị Huyền2, Đinh Gia Huệ3, Trịnh Quang Huy3,4,
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện đa khoa quốc tế VMTC
3 Hội Điều dưỡng Việt Nam
4 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến bàn giao người bệnh (NB) theo mô hình SBAR của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (VMTC) năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện qua quan sát 304 ca bàn giao NB của điều dưỡng theo mô hình SBAR tại các khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi và khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện. Kết quả: Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với bàn giao NB theo mô hình SBAR bao gồm: Yếu tố thuộc về điều dưỡng: khoa làm việc của điều dưỡng (điều dưỡng các khoa Nội, Sản, Nhi không tuân thủ cao hơn điều dưỡng khoa Ngoại, khoa Hồi sức cấp cứu với OR = 1,6); Các yếu tố thuộc về NB như: tuổi, giới, thời gian NB nằm viện, số lần điều dưỡng chăm sóc NB, nơi thực hiện bàn giao có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ bàn giao của điều dưỡng. Đáng chú ý là ca bàn giao nhóm NB nằm viện trên 2 ngày chưa tuân thủ cao hơn so với nhóm NB nằm viện <2 ngày (OR=3,9). Ca bàn giao nhóm NB từ lần bàn giao thứ hai trở đi chưa tuân thủ cao hơn so với ca bàn giao lần đầu tiên (OR=2,2). Ca bàn giao nhóm NB được thực hiện ngoài buồng bệnh có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn so với nhóm NB được bàn giao tại đầu giường bệnh (OR=3). Kết luận: Có nhiều yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến bàn giao NB theo mô hình SBAR của điều dưỡng trong đó yếu tố đáng quan tâm nhất là yếu tố địa điểm bàn giao,  khoa làm việc của điều dưỡng và yếu tố thuộc về NB như thời gian nằm viện, NB đã được điều dưỡng bàn giao trước đó. Để tăng cường tuân thủ bàn giao NB thì bên cạnh ý thức tự giác của điều dưỡng khi thực hiện bàn giao thì cần tăng cường giám sát chuyên đề việc thực hiện bàn giao NB theo mô hình SBAR của điều dưỡng các khoa lâm sàng nhất là ở các khoa Nội, Sản và Nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Thị Kiều Diễm (2019). Mức độ tuân thủ SBAR trong bàn giao ca trực của điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu và các yếu tố liên quan". Luận văn cử nhân điều dưỡng Trường Đại Học Y Dược, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Minh Đạt (2020). Thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mô hình SBAR của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế City, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.
3. Bùi Thị Huyền (2015). Đánh giá thực trạng tuân thủ chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Gây mê- Hồi sức bệnh viện quân y 354 năm 2015, Hà Nội. Hội nghị khoa học điều dưỡng bệnh viện 103 năm 2015.
4. Bonds, R. L. (2018), "SBAR Tool Implementation to Advance Communication, Teamwork, and the Perception of Patient Safety Culture", Creat Nurs. 24(2), pp. 116-123.
5. Kim, E. M., Ko, J. W. and Kim, S. (2016). Korean nurses’ perspectives regarding handoffs", Contemporary Nurse. 52(4), pp. 421-429.
6. Nagpal, K., Arora, S., Abboudi, M. et al (2010), "Postoperative handover: problems, pitfalls, and prevention of error", Ann Surg. 252(1), pp. 171-6.
7. The Joint Commission (2022), "The Joint Commission sentinel event statistics". available at http://www.jointcommission.org/Sentinel Event, Policy and Procedures, assessed date: 2023.03.18.