NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI: AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Mai Thanh Bình1,, Nguyễn Xuân Quýnh1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý sỏi ống mật chủ hay gặp ở người già, tuy nhiên nghiên cứu về can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi còn hạn chế. Vì vậy nghiên cứu này đánh giá kết quả và tính an toàn trong nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi so sánh với bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện 716 bệnh nhân chia 2 nhóm nhóm I (< 60 tuổi) 236 bệnh nhân và nhóm II (≥ 60 tuổi) 480 bệnh nhân được tiến hành can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/2021 đến 01/2023. Kết quả: Bệnh nhân ở nhóm II có bệnh mãn tính kèm theo như tim mạch, chuyển hóa và tâm thần kinh có tỉ lệ lần lượt là 33,1%, 11,5% và 4% cao hơn so với nhóm I (5,5%, 0,8%, và 3,8%, với p < 0,05). Tình trạng nhiễm khuẩn của nhóm II nặng hơn so với nhóm I (sốt: 60,2% vs 50%, p=0,01; nhiễm khuẩn đường mật mức độ nặng: 19,6% vs 7,2%, p=0,004, Nhiễm khuẩn huyết: 12,5% vs 7,2%, p=0,04; và Sốc nhiễm khuẩn 6,9% vs 5,5%, p=0,4). Kết quả điều trị: Tỉ lệ lấy hết sỏi lần 1 ở nhóm I và nhóm II lần lượt là 67,8% và 65% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Dẫn lưu đường mật nhóm I là 31,6% và nhóm II là 25,2%, p>0,05. Tỉ lệ biến chứng giữa nhóm I (11%) và nhóm II (10,8%) không có sự khác biệt với p<0,05. Cuối cùng, thời gian phục hồi sau NSMTND và thời gian nằm viện tương đương giữa 2 nhóm nghiên cứu. Kết luận: Nội soi mật tụy ngược dòng an toàn và hiệu quả trong can thiệp điều trị bệnh lý sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân cao tuổi khi so sánh kết quả, biến chứng và thời gian phục hồi sau can thiệp với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

La Văn Phú, La Vĩnh Phúc, Trần Minh Quân (2022), Kết quả sớm điều trị sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược dòng tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y học Việt Nam. 520: 13-17.
2. Dương Xuân Nhương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y, 2018
3. Buxbaum J.L., Abbas Fehmi S.M., Sultan S., et al. (2019), ASGE guideline on the role of endoscopy in the evaluation and management of choledocholithiasis, Gastrointest Endosc. 89 (6): 1075-1105.e15.
4. Costi R., Gnocchi A., Di Mario F., et al. (2014), Diagnosis and management of choledocholithiasis in the golden age of imaging, endoscopy and laparoscopy, World J Gastroenterol. 20 (37): 13382-401.
5. Early D.S., Ben-Menachem T., Decker G.A., et al. (2012), Appropriate use of GI endoscopy, Gastrointest Endosc. 75 (6): 1127-31.
6. Fritz E., Kirchgatterer A., Hubner D., et al. (2006), ERCP is safe and effective in patients 80 years of age and older compared with younger patients, Gastrointestinal Endoscopy. 64(6):899-905.
7. Harness J.K., Strodel W.E., Talsma S.E. (1986), Symptomatic biliary tract disease in the elderly patient, Am Surg. 52 (8): 442-5.
8. World Health Organization. World Health Report 2003.