NGHIỆM PHÁP ĐI BỘ 6 PHÚT TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN VÀ TỶ LỆ TÁI NHẬP VIỆN TRONG VÒNG 30 NGÀY Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2023

Đào Chiến Thắng1,, Phạm Huy Hùng1, Đỗ Thị Trang2, Vũ Thị Bảo Ngân3, Phạm Thị Mai Hương4
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nghiệm pháp đi bộ 6 phút trước khi xuất viện người bệnh suy tim điều trị nội trú và mối liên quan với tình trạng tái nhập viện trong vòng 30 ngày ở người bệnh suy tim điều trị nội trú tại khoa Nội Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Đối tượng và phương pháp: 77 NB ≥ 18 tuổi điều trị nội trú trước xuất viện có chỉ định thực hiện NP6P từ 04/2023 đến 08/2023 tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Kết quả: Quãng đường trung bình đi được khi thực hiện NP6P ở nhóm chung là 224,0 ± 47,1 m; nhóm TNV đi được 195,9 ± 46,1 m ngắn hơn so với nhóm KTNV 231,4 ± 44,9 m (p = 0,006). Biến đổi huyết áp – nhịp tim, triệu chứng khi gắng sức trước - sau khi làm NP6P: Tại thời điểm T0 bình thường, tăng lên khi TD, giảm dần khi TD 3 và trở về ban đầu khi TD 6. Biến đổi SpO2 trước, sau khi làm NP6P. Tại thời điểm T0 bình thường, giảm xuống khi TD, tăng dần khi TD 3 và trở về ban đầu khi TD 6. Thời gian TNV trung bình của nhóm đi bộ < 205 m là: 19,1 ± 2,0; Khoảng tin cậy 95% : giới hạn dưới 15,2 – giới hạn trên 19,1. Thời gian TNV trung bình của nhóm đi bộ  ≥ 205 m là: 27,5 ± 0,6; Khoảng tin cậy 95% : giới hạn dưới 26,4 – giới hạn trên 23,1. Kết luận: nghiệm pháp đi bộ 6 phút nên được xem xét thực hiện ở người bệnh suy tim trước xuất viện để đánh giá mức độ gắng sức và tư vấn cho người bệnh về chế độ sinh hoạt, lao động hàng ngày sau xuất viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Savarese G, Becher P M, Lund L H et al (2023), Global burden of heart failure: a comprehensive and updated review of epidemiology, Cardiovasc Res, 118(17), 3272-3287.
2. A. Ziegl, A. Rzepka, P. Kastner và các cộng sự. (2021), mHealth 6-minute walk test - accuracy for detecting clinically relevant differences in heart failure patients, Annu Int Conf IEEE Eng Med Biol Soc, 2021, 7095-7098.
3. Giannitsi S, Bougiakli M, Bechlioulis A et al (2019), 6-minute walking test: a useful tool in the management of heart failure patients, Ther Adv Cardiovasc Dis, 13, 1753944719870084.
4. Hoàng Anh Tiến., Hoàng Thị Bạch Yến., Lê Thị Nguyệt. và các cộng sự. (2007), Nghiên cứu trắc nghiệm đi bộ sáu phút trong bệnh nhân suy tim, Tim Mạch học Việt Nam, 47, 243-251.
5. Nguyễn Dương Khang, Châu Ngọc Hoa. (2021), Nghiệm pháp đi bộ 6 phút trước khi xuất viện và tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân suy tim, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 25(2), 42-47.
6. Alahdab MT, Mansour IN, Napan S et al (2009), Six minute walk test predicts long-term all-cause mortality and heart failure rehospitalization in African-American patients hospitalized with acute decompensated heart failure, J Card Fail, 15(2), 130-5.
7. McCabe N, Butler J, Dunbar S B et al (2017), Six-minute walk distance predicts 30-day readmission after acute heart failure hospitalization, Heart Lung, 46(4), 287-292.
8. Phạm Tình (2010), Vai trò của nghiệm pháp đi bộ sáu phút trong đánh giá điều trị suy tim mạn, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Casanova C, Celli B R, Barria P et al (2011), The 6-min walk distance in healthy subjects: reference standards from seven countries, Eur Respir J, 37(1), 150-6.
10. Kommuri N V, Johnson M L, Koelling T M (2010), Six-minute walk distance predicts 30-day readmission in hospitalized heart failure patients, Arch Med Res, 41(5), 363-8.