MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM LÃO KHOA VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI SA SÚT TRÍ TUỆ

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Thị Hoài Thu1,2, Vũ Thị Thanh Huyền1,2, Nguyễn Trung Anh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống và một số đặc điểm lão khoa ở bệnh nhân sa sút trí tuệ (SSTT) tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Nghiên cứu cắt ngang trên 87 bệnh nhân sa sút trí tuệ ≥ 60 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021. Số liệu được nhập trên Redcap và sử dụng SPSS phiên bản 22.0 để phân tích. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 76,84 ± 8,38. Phần lớn bệnh nhân 65,5% là nữ và 35,5% là nam. 42,5% (n=87) người tham gia có chất lượng cuộc sống cao và chỉ 2,3% (n=87) người tham gia có chất lượng cuộc sống kém. Giá trị trung bình của điểm EQ-5D là 17,03 (SD=4,00). Giá trị trung bình của các biến số như hoạt động hang ngày, đau/khó chịu, lo âu/trầm cảm lần lượt là 2,68 (SD=1,19), 3,65 (SD=0,95) và 3,83 (SD=0,89). Có mối liên quan giữa các hoạt động hàng ngày, tình trạng dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ và trầm cảm và chất lượng cuộc sống (p<0,05). Người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất tình trạng suy giảm hoạt động thể chất, rối loạn giấc ngủ, dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút trí tuệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ageing and health. Accessed December 9, 2021. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/ageing-and-health
2. The Truth About Aging and Dementia. Published May 26, 2021. Accessed July 15, 2021. https://www.cdc.gov/aging/publications/features/dementia-not-normal-aging.html
3. Duthey B. Background Paper 6.11 Alzheimer Disease and other Dementias. Backgr Pap. Published online 2004:74.
4. Dementia. Accessed July 10, 2021. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/ detail/dementia
5. Cerejeira J, Lagarto L, Mukaetova-Ladinska EB. Behavioral and Psychological Symptoms of Dementia. Front Neurol. 2012; 3:73. doi:10.3389/ fneur.2012.00073
6. Regier DA, Kuhl EA, Kupfer DJ. The DSM-5: Classification and criteria changes. World Psychiatry. 2013; 12(2):92-98. doi: 10.1002/wps. 20050
7. Hoe J, Hancock G, Livingston G, Woods B, Challis D, Orrell M. CHANGES IN THE QUALITY OF LIFE OF PEOPLE WITH DEMENTIA LIVING IN CARE HOMES. Alzheimer Dis Assoc Disord. 2009;23(3): 285-290. doi:10.1097/WAD. 0b013e318194fc1e
8. Miguel S, Alvira M, Farré M, Risco E, Cabrera E, Zabalegui A. Quality of life and associated factors in older people with dementia living in long-term institutional care and home care. Eur Geriatr Med. 2016; 7(4):346-351. doi:10.1016/ j.eurger.2016.01.012
9. Fishman E. Risk of Developing Dementia at Older Ages in the United States. Demography. 2017;54(5):1897-1919. doi:10.1007/s13524-017-0598-7
10. Barca ML, Engedal K, Laks J, Selbæk G. Quality of Life among Elderly Patients with Dementia in Institutions. Dement Geriatr Cogn Disord. 2011;31(6): 435-442. doi: 10.1159/ 000328969