ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT DO VIÊM BỜ MI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐAI HỌC Y KHOA VINH

Trịnh Thị Hà1,
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của khô mắt do viêm bờ mi tại Bệnh viện Trường đại học y khoa Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và không có nhóm chứng, được tiến hành trên 64 mắt của 32 bệnh nhân khô mắt do viêm bờ mi  tại Bệnh viện Trường đại học y khoa Vinh. Kết quả: Nhóm nghiên cứu gặp nhiều hơn ở nữ (78,1%), nam 21,9%, Tuổi trung bình là 48,5±8,1T. Đánh giá kết quả chung điều trị viêm bờ mi, khỏi chiếm khoảng 78,1% nhưng có tỷ lệ tái phát ở tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Đánh giá điều trị khô mắt: Sau 3 tháng điều trị, có 87,5% bệnh nhân các triệu chứng cải thiện tốt, còn 12,5%  bệnh nhân đánh giá không cải thiện. Số lượng bệnh nhân chẩn đoán khô mắt có kết quả test Schimer I <10mm giảm dần qua các lần khám lại, số lượng bệnh nhân bình thường có kết quả >10mm tăng dần, sự khác biệt trước điều trị và sau điều trị 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số lượng bệnh nhân khô mắt có test TBUT ≤ 5s giảm dần qua các lần khám lại, các bệnh nhân có TBUT >5 giây tăng dần sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điểm OSDI đánh giá tổn thương bề mặt nhãn cầu giảm dần qua các lần khám lại sau điều trị 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỉ lệ điểm OSDI cao giảm dần, tỉ lệ điểm OSDI thấp tăng dần, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Sau điều trị: Các triệu chứng cơ năng: giảm nhanh sau đó giảm chậm và có thể tái phát ở tháng thứ 2. Triệu chứng thực thể thường giảm và hết. Vì vậy, quá trình điều trị phải kiên trì, kéo dài và phối hợp điều trị cả viêm bờ mi và khô mắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Nhãn khoa Việt Nam (2022), Chẩn đoán và điều trị bệnh lý khô mắt, NXB Y học, Hà Nội.
2. Trần Thị Minh (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm bờ mi do nấm tại bệnh viện Mắt Trung ương, Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Tạ Thị Ngọc (2019), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm bờ mi do Demodex bằng Ivermectin, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
4. Phạm Thị Khánh Vân (2014), "Hội chứng khô mắt", Nhãn khoa tập 2, ed.TS.Đỗ Như Hơn. Nhà xuất bản y học Hà Nội. p95.
5. Sullivan D.A, Sullivan B.D, Evans J.E, et al. (2002). Androgen Deficiency, Meibomian Gland Dysfunction, and Evaporative Dry Eye. Ann N Y Acad Sci, 966(1), 211–222.
6. Đinh Đăng Tùng (2015), "Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn chức năng tuyến Meibomius trên bệnh nhân khô mắt tại bệnh viện Mắt Trung ương năm 2015", Luận văn Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Craig JP, Nichols KK, et al (2017), TFOS DEWS II Definition and Classification Report; Ocul Surf, 15(3):276 – 283.
8. Huỳnh Phúc Hoàng (2023), Khảo sát sự mất ổn định của phim nước mắt ở bệnh nhân sau phẫu thuật Phaco, Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch; 2(2): 110-119.