BIẾN CHỨNG HÔ HẤP SAU PHẪU THUẬT CẮT THỰC QUẢN NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN

Nguyễn Văn Tiệp1,, Thái Khắc Thảo1, Nguyễn Trọng Hòe1, Nguyễn Quang Nam1
1 Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt thực quản triệt căn điều trị ung thư thực quản là một trong những biến chứng hay gặp nhất, làm tăng tỉ lệ tử vong trong bệnh viện. Có nhiều yếu tố trước và trong mổ được dự đoán có liên quan đến biến chứng hô hấp sau phẫu thuật, tuy nhiên mối liên quan này vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm biến chứng hô hấp sau phẫu thuật cắt thực quản, phương pháp điều trị, và một số yếu tố liên quan đến các biến chứng đó. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu + tiến cứu, 113 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư thực quản bằng giải phẫu bệnh được phẫu thuật nội soi cắt thực quản triệt căn tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn từ 02/2010 đến 8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 54,8 ± 8,6 (32-75). Nam: 97,3%, nữ: 2,7%. Biến chứng hô hấp: 31 bệnh nhân (27,4%) trong đó: viêm phổi 11 bệnh nhân (9,7%); viêm phổi + tràn khí màng phổi 1 bệnh nhân (0,9%); tràn dịch màng phổi 15 bệnh nhân (13,3%); viêm mủ màng phổi 2 bệnh nhân (1,8%); rò khí quản – thực quản 1 bệnh nhân (0,9%); tràn khí khoang màng phổi 1 bệnh nhân (0,9%). Trong số 31 bệnh nhân gặp biến chứng, có 1 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật (3,2%); 30 bệnh nhân được điều trị bằng nội khoa (96,8%). Các yếu tố: chức năng hô hấp trước phẫu thuật, BMI, thời gian phẫu thuật là những yêu tố có ý nghĩa liên quan đến biến chứng hô hấp. Kết luận: Biến chứng hô hấp hay gặp nhất sau phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản là viêm phổi và tràn dịch màng phổi. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng hô hấp bao gồm chức năng hô hấp trước phẫu thuật, BMI, thời gian phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee R., Miller J. (1997). "Esophagectomy for cancer". Surg Clin North Am, 77, 1169–96.
2. Phạm Đức Huấn, Đỗ Mai Lâm (2015). "Cắt thực quản qua nội soi trong điều trị ung thư thực quản". Hội nghị khoa học phẫu thuật nội soi - nội soi và Ngoại khoa Việt Nam, Huế.
3. Triệu Triều Dương, Trần Hữu Vinh (2014). "Đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa-dưới bằng phẫu thuật nội soi". Y học thực hành, 1(902), 62-66.
4. Christopher E., Patrick A., Gerard A. (2002). "Pulmonary Complications After Esophagectomy". Ann Thorac Surg 73, 922– 926.
5. Law S., Wong K. (2004). "Predictive Factors for Postoperative Pulmonary Complications and Mortality After Esophagectomy for Cancer". Ann Surg, 240, 791–800.
6. Yoshida N., Watanabe M., Baba Y. (2013). "Risk factors for pulmonary complications after esophagectomy for esophageal cancer". Surg Today.
7. Weijs TJ., Ruurda JP., Nieuwenhuijzen GAP. (2013). "Strategies to reduce pulmonary complications after esophagectomy". World J Gastroenterol 19(39), 6509-6514.
8. Urs Zingg, Bernard M., David C. (2010). "Factors Associated with Postoperative Pulmonary Morbidity After Esophagectomy for Cancer". Ann Surg Oncol, 18, 1460–1468.
9. Zane B., Thomas A. (2006). "Respiratory Complications After Esophagectomy". Thorac Surg Clin 35 – 48.
10. Kubo N., Ohira M., Yamashita Y. (2014). "The Impact of Combined Thoracoscopic and Laparoscopic Surgery on Pulmonary Complications After Radical Esophagectomy in Patients With Resectable Esophageal Cancer". ANTICANCER RESEARCH, 34, 2399-2404