ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT KHÓA XÂM LẤN TỐI THIỂU TRONG GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI

Lê Mạnh Sơn1, Nguyễn Văn Phan1,, Nguyễn Thành Luân1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật kết hợp xương gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp vít khóa xâm lấn tối thiểu cho hiệu quả cao so với mổ mở thông thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 61 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi từ 01/2021 đến 10/2022. Đánh giá kết quả dựa trên lâm sàng và Xquang sau mổ. Kết quả: Số lượng máu mất trung bình 50 ± 5ml. 100% liền xương sau 6 tháng. Thời gian phẫu thuật trung bình là 22,6 ± 5,61 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 3,12 ± 1,74 ngày. Chức năng khớp háng theo thang điểm Harris đạt tốt và rất tốt là 87.5%. Kết luận: Kết hợp xương nẹp vít khóa xâm lấn tối thiểu là một phương pháp kết hợp xương vững chắc cho phép vận động và phục hồi cơ năng sớm, vết mổ nhỏ, thời gian mổ ngắn, ít mất máu, liền xương nhanh, tránh các biến chứng do nằm lâu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Phong (2003). ”Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp vít nén ép trượt”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ahn J. and Bernstein J. (2010) "Intertrochanteric Hip Fractures", The association of bone and joint surgeons, Springer, pp.1450-1461.
3. Weilu Mu, Junlin Zhou (2021). "PFNA-II Internal Fixation Helps Hip Joint Recovery and Improves Quality of Life of Patients with Lateral-Wall Dangerous Type of Intertrochanteric Fracture", BioMed Research International, vol. 2021, Article ID 5911868, 6 pages, 2021
4. Statistisches Bundesamt, [Destatis]—Zentraler Auskunftsdienst, Wiesbaden. Krankenhausstatistik - Diagnosedaten der Patienten und Patientinnen in Krankenhäusern. Accessed 30 Dec 2020.
5. Rapp K, Büchele G, Dreinhöfer K, Bücking B, Becker C, Benzinger P. Epidemiology of hip fractures. Z Gerontol Geriatr. 2019;52(1):10–6. doi: 10.1007/s00391-018-1382-z.
6. Lei Zhang (2016). “Treatment of unstable intertrochanteric femoral fractures with locking gamma nail (LGN): A retrospective cohort study”, International Journal of Surgery, vol 26. pp 12-27.
7. Kashif Memon (2021). “Dynamic Hip Screw Fixation Vs Proximal Femur Nail For Unstable Per-Trochanteric Fractures: A Comparative Analysis Of Outcomes And Complications”.
8. Khaqan Adeel (2020). “Comparison of proximal femoral nail (PFN) and dynamic hip screw (DHS) for the treatment of AO type A2 and A3 pertrochanteric fractures of femur”.