KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY –TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do loét dạ dày tá tràng (DD-TT) tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả từ T1/2019 đến T12/2022, 12 bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày- tá tràng và được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình nghiên cứu là 59,8 ± 19,1, chủ yếu gặp ở lứa tuổi 50-79, tỷ lệ nam/nữ là 2,0. Tỷ lệ ngành nghề hay gặp là nhóm lao động trí óc chiếm 42,1%. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là đại tiện phân đen và đau bụng thượng vị chiếm 91,6%. Tỷ lệ chảy máu tái phát của nhóm phẫu thuật là 8,3%. Thời gian tái phát chảy máu thường gặp nhất trước 72 giờ, chiếm 81,8% ở nhóm phẫu thuật. Tổn thương hay gặp ở nhóm phẫu thuật là ổ loét forrest IB (41,6%), vị trí ở bờ cong nhỏ (66,7%) và mặt trước hành tá tràng (77,8%), kích thước ổ loét > 2cm (88,9%). Có 4 phương pháp phẫu thuật được tiến hành lần lượt là cắt 2/3 dạ dày (63,6%), khâu cầm máu kèm cắt dây X (27,3%), cắt bỏ ổ loét (9,1%). Tỷ lệ tử vong của phương phẫu thuật là 1/12 (8,3%). Biến chứng sau mổ gặp nhiều nhất là rò mỏm tá tràng (27,3%), loét tái phát (18,2%), chảy máu tái phát (9,1%). Thời gian nằm viện trung bình của phương pháp phẫu thuật là 10,67 ngày. Kết luận: XHTH do loét DD-TT là biến chứng nặng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các biến chứng của bệnh lý loét DD-TT. Phẫu thuật trong XHTH có tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nặng, nhiều nhất là rò mỏm tá tràng, thời gian nằm viện kéo dài.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kin Tong Chung, Vishalkumar G Shelat (2017) “Perforated peptic ulcer-an update” World J Gastrointest Surg, January 27;9(1):1-12.
3. Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), "Giá trị tiên lượng của thang điểm Blatchford trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cấp", Tạp chí Y học thực hành, Số 852+853, tr. 192- 195.
4. Nguyễn Ngọc Tuấn, Tạ văn Ngọc Đức, Châu Quốc Sử (2012), "Kết quả kẹp clip cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng", Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(11), tr. 137- 146.
5. Trần Thiện Trung, Trần Anh Minh (2018), “Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng”, Cấp cứu ngoại tiêu hóa. NXB Thanh niên, 66-77
6. Nguyễn Thắng Toản và cộng sự (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa cao tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Y Học Việt nam 436;102-106.
7. Thái Nguyên Hưng, Phan Văn Linh (2021), “Điều trị xuất huyết tiêu hóa nặng do loét tá tràng kissing ulcer thủng vào động mạch vị tá tràng và loét dạ dày và loét dạ dày - tá tràng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 524(3), tr.5