ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TOAN TỰ SÁT Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

Đinh Việt Hùng1,, Phạm Ngọc Thảo1, Nguyễn Đình Khanh1, Huỳnh Ngọc Lăng1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng toan tự sát ở bệnh nhân trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân trầm cảm được điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Bệnh nhân có thời gian mang bệnh từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 69,45%; số lần phát bệnh 2 lần và 3 lần chiếm tỷ lệ 58,32% và bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn trầm cảm chiếm 61,11%. Các triệu chứng cảm xúc nổi bật là khí sắc giảm, mất quan tâm thích thú và cảm giác buồn chán cùng tỷ lệ là 100%, và 100% bệnh nhân có ý tưởng tự sát. Về rối loạn hình thức tư duy thì ngôn ngữ chậm chạp chiếm 88,89% và ngôn ngữ nghèo nàn chiếm 80,56%. Đa số bệnh nhân trầm cảm mới chỉ có 1 lần toan tự sát chiếm 58,34%; với phương thức tự sát rất đa dạng, phong phú, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh nhân dùng thuốc an thần, bình thần chiếm 30,55%; các hành vi toan tự sát thường diễn ra ban ngày chiếm 72,22% và địa điểm toan tự sát là tại nhà với 69,45%. Kết luận: Toan tự sát ở bệnh nhân trầm cảm rất đa dạng, phong phú và đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải, Đinh Việt Hùng (2016), Rối loạn trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Viswanath B., Narayanaswamy J.C., Rajkumar R.P., et al. (2012), “Impact of depressive and anxiety disorder comorbidity on the clinical expression of obsessive compulsive disorder”. Compr Psychiatry; 53(6): 775-782.
3. Lin C., Karim H.T., Pecina M., et al. (2019), “Emotional awareness: A transdiagnostic predictor of depression and anxiety for children and adolescents”. Neuroimage Clin; 21: 101679.
4. Pettersson A., Boström K.B., Gustavsson P., et al. (2015), “Which instruments to support diagnosis of depression have sufficient accuracy? A systematic review”. Nord J Psychiatry; 69(7): 497-508.
5. Riga D., Schmitz L.J.M., Hoogendijk W.J.G., et al. (2017), “Temporal profiling of depression vulnerability in a preclinical model of sustained depression”. Sci Rep; 7(1): 8570.
6. Park S., Lee Y., Youn T., et al. (2018), “Association between level of suicide risk, characteristics of suicide attempts, and mental disorders among suicide attempters”. BMC Public Health; 18(1): 477.
7. Girlanda F., Cipriani A., Agrimi E., et al. (2014), “Effectiveness of lithium in subjects with treatment-resistant depression and suicide risk: results and lessons of an underpowered randomised clinical trial. BMC Res Notes; 7: 731.
8. Wee J.H., Park J.H., Choi S.P., et al. (2016), “Clinical features of emergency department patients with depression who had attempted to commit suicide by poisoning”. Niger J Clin Pract; 19(1): 41-45.