THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ CLONORCHIS SINENSIS TRÊN NGƯỜI TẠI XÃ YÊN LỘC, HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH (2018-2020)

Phạm Thị Hà Trang1,, Trương Văn Hạnh2, Hoàng Đình Cảnh2, Trần Thanh Dương3
1 Sở Y tế Hà Nội
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
3 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm sán lá gan nhỏ là bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Trong đó, C. sinensis gây bệnh phổ biến nhất trong số 3 loài sán lá gan nhỏ, ước tính có 35 triệu người nhiễm C. sinensis trên thế giới. Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ có nguy cơ ung thư biểu mô đường mật. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có phân tích với các đợt điều tra cắt ngang ở 459 người trên 18 tuổi tại điểm nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm sán là gan nhỏ C. sinensis trên người tại Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là 19,39%. Trong đó có 92% nhiễm cường độ nhẹ, cường độ nhiễm trứng trung bình là: 241,92 ± 481,45 EPG. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam là 28,44% cao hơn so với ở nữ là 11,20% (p <0,05). Người sử dụng phân tươi trong trồng trọt, chăn nuôi có nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ cao gấp 2,04 lần người không sử dụng (95%CI: 1,21-3,43). Người ăn gỏi cá sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ cao gấp 7,17 lần những người không ăn gỏi cá (95% CI: 3,6-14,27). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người ăn gỏi cá sống ít nhất 1 lần/1 tuần cao hơn đáng kể so với những đối tượng ăn gỏi cá ít nhất 1 lần/1 tháng và 2 – 3 lần/tháng (p <0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là 19,39%, đa số có cường độ nhiễm nhẹ, các yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ là ăn gỏi cá sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. P. N. Doanh và Y. Nawa (2016), "Clonorchis sinensis and Opisthorchis spp. in Vietnam: current status and prospects", Trans R Soc Trop Med Hyg, 110(1), tr. 13-20.
2. P. R. Torgerson và C. N. Macpherson (2011), "The socioeconomic burden of parasitic zoonoses: global trends", Vet Parasitol, 182(1), tr. 79-95.
3. X. Q. Cai, H. Q. Yu, J. S. Bai và các cộng sự. (2012), "Development of a TaqMan based real-time PCR assay for detection of Clonorchis sinensis DNA in human stool samples and fishes", Parasitol Int, 61(1), tr. 183-6.
4. Đoàn Thúy Hòa (2020), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại hai huyện Kim Sơn và Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (2016-2019), Luận án Tiến sỹ y học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương.
5. Luơng Thị Phương Lan (2016), Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012, Luận án Tiến sỹ Y Tế Công cộng, Đại học Y Tế công cộng.
6. Nguyeễn Thị Thanh Huyền (2018), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số điểm thuộc tỉnh Bắc Giang và Bình Định, năm 2016 - 2017, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
7. T. T. B. Nguyen, V. Dermauw, H. Dahma và các cộng sự. (2020), "Prevalence and risk factors associated with Clonorchis sinensis infections in rural communities in northern Vietnam", PLoS Negl Trop Dis, 14(8), tr. e0008483.
8. J. Sun, H. Xin, Z. Jiang và các cộng sự. (2020), "High endemicity of Clonorchis sinensis infection in Binyang County, southern China", PLoS Negl Trop Dis, 14(8), tr. e0008540.
9. Meng Xu, Yanyan Jiang, Jianhai Yin và các cộng sự. (2021), "Risk Factors for Clonorchis sinensis Infection in Residents of Binyang, Guangxi: A Cross-Sectional and Logistic Analysis Study", Frontiers in public health, 9, tr. 588325-588325.
10. V. T. Phan, A. K. Ersbøll, D. T. Do và các cộng sự. (2011), "Raw-fish-eating behavior and fishborne zoonotic trematode infection in people of northern Vietnam", Foodborne Pathog Dis, 8(2), tr. 255-60.