MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP NHẬN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA GIÁO VIÊN VIỆT NAM NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1902 giáo viên ở Việt Nam có độ tuổi từ 18- 59 từ ngày 15/5/2021 đến 16/6/2021. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 của giáo viên Việt Nam. Kết quả: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chấp nhận tiêm vắc xin là 85,9%; 69,1% sẵn sàng trả tiền tiêm vắc xin. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin là nhóm tuổi từ 40 đến 49 tuổi và từ 50 đến 59 tuổi sẵn sàng tiêm vắc xin gấp 2,05 lần và 2,67 lần so với nhóm từ 18-29 tuổi (p<0,001), giáo viên cấp THCS và THPT tỷ lệ chấp nhận tiêm ít hơn so với nhóm giáo viên mầm non (p<0,001), nhóm giáo viên có gia đình sẵn sàng tiêm vắc xin gấp 2,21 lần so với nhóm còn độc thân (p<0,001), tình trạng mắc bệnh mạn tính làm giảm tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin (p<0,001); chưa tìm thấy sự khác biệt về việc chấp nhận tiêm phòng vắc xin COVID-19 giữa thành phố và nông thôn, nhóm nam và nữ, giữa người dân tộc Kinh với những người dân tộc khác. Kết luận: kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giáo viên chấp nhận tiêm vắc xin cao, đa số chấp nhận chi trả cho việc tiêm vắc xin. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin có ý nghĩa là nhóm tuổi, cấp giảng dạy, tình trạng hôn nhân và tình trạng mắc bệnh mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vắc xin phòng COVID-19, chấp nhận tiêm vắc xin, giáo viên Việt Nam
Tài liệu tham khảo
2. https://ncov.moh.gov.vn/
3. El-Elimat T, AbuAlSamen MM, Almomani BA, Al-Sawalha NA, Alali FQ. Acceptance and attitudes toward COVID-19 vaccines: A cross-sectional study from Jordan. PLoS One. 2021 Apr 23;16(4):e0250555. doi:10.1371/journal.pone.0250555.PMID:33891660;PMCID:PMC8064595.
4. Alqudeimat Y, Alenezi D, AlHajri B, Alfouzan H, Almokhaizeem Z, Altamimi S, Almansouri W, Alzalzalah S, Ziyab AH. Acceptance of a COVID-19 Vaccine and Its Related Determinants among the General Adult Population in Kuwait. Med Princ Pract. 2021;30(3):262-271. doi: 10.1159/000514636. Epub 2021 Jan 22. PMID: 33486492; PMCID: PMC8089409.
5. Al-Qerem WA, Jarab AS. COVID-19 Vaccination Acceptance and Its Associated Factors Among a Middle Eastern Population. Front Public Health. 2021 Feb 10;9:632914. doi: 10.3389/ fpubh.2021.632914. PMID: 33643995; PMCID: PMC7902782.
6. Malik AA, McFadden SM, Elharake J, Omer SB. Determinants of COVID-19 vaccine acceptance in the US. EClinicalMedicine. 2020 Sep;26:100495. doi: 10.1016/j.eclinm.2020.100495. Epub 2020 Aug 12. PMID: 32838242; PMCID: PMC7423333.
7. Wang J, Jing R, Lai X, Zhang H, Lyu Y, Knoll MD, Fang H. Acceptance of COVID-19 Vaccination during the COVID-19 Pandemic in China. Vaccines (Basel). 2020 Aug 27;8(3):482. doi: 10.3390/vaccines8030482. PMID: 32867224; PMCID: PMC7565574.
8. Yuan Liang Woon and al. Factors influencing acceptance of COVID-19 vaccination among Malaysian adults, August 2020, National Conference for Clinical Research DOI: 10.13140/RG.2.2.32024.62728
9. Bono, Suzanna Awang et al. “Factors Affecting COVID-19 Vaccine Acceptance: An International Survey among Low- and Middle-Income Countries.” Vaccines vol. 9,5 515. 17 May. 2021, doi:10.3390/vaccines 9050515