THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC CỦA CHA MẸ CÓ CON MẮC LỒNG RUỘT CẤP TÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI QUẢNG NINH NĂM 2022

Đỗ Thu Tình1,, Trần Đình Dũng2
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc của cha mẹ có con mắc lồng ruột cấp tính tại khoa gây mê hồi tỉnh Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 42 bố mẹ có con điều trị lồng ruột cấp tính tại khoa Ngoại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh từ tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2022. Kết quả: Điểm trung bình kiến thức về chăm sóc trẻ mắc lồng ruột cấp tính là 15.2 ± 5.9, trong đó cha mẹ có kiến thức chưa đạt chiếm tỷ lệ 64.3% và đạt là 35.7%. Kết luận: kiến thức chăm sóc của cha mẹ có con mắc lồng ruột cấp tính còn nhiều hạn chế, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh lồng ruột cho tất cả các gia đình có con đang nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn ngoại Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Lồng ruột, Bài giảng Nhi khoa, Tập I, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Thanh Liêm (2016). “Lồng ruột”. Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Hans-Iko Huppertz (2006), Intussusception Among Young Children in Europe, Pediatr Infect Dis J ;25: S22–S29
4. Trần Ngọc Bích, Phạm Thu Hiền (2000), “Phân tích và đối chiếu chỉ định mổ với triệu chứng lâm sàng và thương tổn quan sát trong mổ ở 225 bệnh nhi dưới 25 tháng tuổi bị lồng ruột”, Tạp chí Nhi khoa, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 17, 568-573.
5. Nguyễn Thị Thu Hương (2016), “Đánh giá kiến thức của bà mẹ có con mắc bệnh lồng ruột cấp tính điều trị tại khoa ngoại Tổng hợp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
6. Đặng Phương Kiệt (2003), “Hồi sức cấp cứu và gây mê trẻ em”, Nhà xuất bản Y học, 364-372.
7. Ngô Đình Mạc (1983), “Mười năm điều trị lồng ruột ở trẻ em ở bệnh viện Việt Nam-Cộng hòa dân chủ Đức”, Tạp chí Ngoại khoa, 10, 122-127.