CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT U TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG

Phạm Thị Thúy Liên1,, Trần Thị Nhi1, Phạm Thị Hiếu1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Thạch Thị Thắng2
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật u tuyến giáp lành tính tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bộ câu hỏi tự điền nhằm mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh. Kết quả: 4,9% người bệnh không lo âu, 79,6% người bệnh lo âu nhẹ, 15,5% người bệnh lo âu vừa và không có người bệnh lo âu nặng. Tỷ lệ người bệnh nam lo âu nhẹ/lo âu vừa là 63,2%/10,5%, tỷ lệ người bệnh nữ lo âu nhẹ/vừa là 81,8%/16,1%. Người bệnh dưới 50 tuổi có tỷ lệ lo âu nhẹ và vừa thấp hơn người bệnh trên 50 tuổi. Trong số những người bệnh lo âu nhẹ, 87,2% là tự chủ kinh tế, 78,3% phụ thuộc một phần, 46,7% phụ thuộc hoàn toàn, tỷ lệ tăng dần ở người bệnh lo âu vừa lần lượt là 6,4%/17,4%/53,3%. 17,9% người bệnh đã từng phẫu thuật và 2,2% người chưa từng phẫu thuật là không lo âu. 18,6% người bệnh chưa từng phẫu thuật lo âu vừa và không có người bệnh đã từng phẫu thuật lo âu vừa. Kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật u tuyến giáp lành tính bao gồm: giới tính nữ lo âu mức độ nặng hơn nam, tuổi cao làm tăng mức độ lo âu. Tình trạng kinh tế độc lập, kinh nghiệm phẫu thuật trước đó, sử dụng Bảo hiểm y tế đúng tuyến giúp giảm mức độ lo âu trước phẫu thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2020), Quyết định số 2058/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp” ngày 14 tháng 5 năm 2020.
2. Nguyễn Xuân Hậu, Lê Đức Anh (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u tuyến giáp lành tính được phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516 – tháng 7 – số 2 - 2022, tr. 290 - 293.
3. Phạm Thị Thu Hương (2022). Thực trạng lo âu và nhu cầu hỗ trợ tâm lý ở người bệnh trước phẫu thuật tuyến giáp tại bệnh viện Nội tiết Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
4. Hoàng Việt Thái (2021), Khảo sát mức độ lo âu trước phẫu thuật và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của người bệnh gãy xương chi tại khoa chấn thương bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Ay A, Ulucanlar H, OzennM et al (2014), Risk factors for perioperative anxiety in laparoscopic surgery, JSLS.18(3).
6. Henok Mulugeta, Mulatu Ayana, Mezinew Sintayehu, Getenet Dessie, Tesfu Zewdu (2018), Preoperative anxiety and associated factors among adult surgical patients in Debre Markos and Felege Hiwot referral hospitals, Northwest Ethiopia. BMC Anesthesiology, volume 18, Article number: 155 (2018).
7. Jiwanmall M, Jiwanmall S, Williams A et al (2020), Preoperative Anxiety in Adult Patients Undergoing day care surgery. Prevalence and Associated Factors, Indian J Psychol Med. 42(1), 87-92.
8. Jun-Seok Lee, Yong-Moon Park, Kee-Yong Ha, Sung-Wook Cho, Geun-Hyeong Bak, Ki-Won Kim (2016). Preoperative anxiety about spinal surgery under general anesthesia. European Spine Journal, volume 25, pages698–707 (2016).
9. Krzysztof Jarmoszewicz, Katarzyna Nowicka-Sauer, Adam Zemła & Sebastian Beta (2020). Factors Associated with High Preoperative Anxiety: Results from Cluster Analysis. World Journal of Surgery volume 44, pages2162–2169 (2020).