ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO UNG THƯ HANG MÔN VỊ DẠ DÀY

Nguyên Hưng Thái 1,, Thanh Thiện Bùi 2
1 Bệnh viện K Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do ung thư hang môn vị dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa ngày càng xuất hiện với tỉ lệ cao. Bên cạnh những trường hợp XHTH nhẹ, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, nghèo nàn. Nhiều trường hợp bệnh nhân XHTH đến muộn, mất máu nặng sốc mất máu đòi hỏi phải xử trí cấp cứu, vừa hồi sức vừa mổ. Cắt dạ dày vét hạch là phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư dạ dày (UTDD) tuy nhiên trong những trường hợp bệnh nhân đến muộn, thiếu máu nặng, mạch huyết áp không ổn định sốc mất máu phẫu thuật còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi cắt dạ dày triệt căn hay chỉ cắt dạ dày làm sạch cầm máu. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao do ung thư hang môn vị dạ dày. (2)Đánh giá kết quả sớm điều trị  phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa cao do ung thư hang môn vị dạ dày. Đối tượng: Tất cả những bệnh nhân (BN) không phân biệt tuổi, giới được chẩn đoán là XHTH do ung thư hang môn vị dạ dày, được điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Bụng bụng 2 bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu. Thời gian: Từ tháng 1/20219 đến tháng 5/2021. Kết quả: 46 BN có 34 nam (73,9%) và 12 nữ (26,1%), tuổi trung bình 65,72 ± 10 tuổi (44-84 tuổi). 3/46 BN (6,5%) được mổ cấp cứu. Phẫu thuật triệt căn 87%, phẫu thuật cắt dạ dày cầm máu (làm sạch ) 8,7% và khâu cầm máu 4,3%. Tai biến trong mổ 2,17%,  biến chứng sau mổ 13%, tử vong sau mổ 2,17%. Thời gian điều trị sau mổ trung bình 11,9±2,8 ngày. Kết quả chung: Tốt 40/46 BN ( 86,96%), trung bình 5/46 BN (10,87%), kém 1/46 BN (2,17%). Kết luận: XHTH cao do ung thư hang môn vị dạ dày là một biến chứng nặng mang tính chất cấp cứu nội, ngoại khoa cần điều trị hối sức tích cực trước trong, sau mổ và phẫu thuật kịp thời đúng chỉ định. 100% BN được điều trị phẫu thuật: mổ cấp cứu 6,5%, mổ cấp cứu trì hoãn 6,5%, mổ phiên 87,0%. Phẫu thuật triệt căn 87%, phẫu thuật cắt dạ dày cầm máu (làm sạch) 8,7% và khâu cầm máu 4,3%. Giải phẫu bệnh sau mổ: UTBM tuyến chiếm 86,96%, tế bào nhẫn 13,04%; độ biệt hóa G2 (23,91%), G3 (76,09%), giai đoạn ung thư (theo AJCC) chủ yếu là giai đoạn III (56,52%). Thời gian phẫu thuật trung bình 144± 38,2 phút. Tai biến trong mổ 2,17%, biến chứng sau mổ 13%, tử vong sau mổ 2,17%. Thời gian  điều trị sau mổ  trung bình 11,9±2,8 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Bộ (2017), Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn có hóa chất kết hợp, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế- Trường đại học Y dược, Huế.
2. Vũ Hải (2009), Nghiên cứu chỉ định các phương pháp phẫu thuật, hoá chất bổ trợ và đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện K, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
3. Thái Nguyên Hưng (2020), Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện K.
4. Kim Young-Il and Ju Choi Il (2013), "Endoscopic management of tumor bleeding from inoperable gastric cancer", Clin Endosc. 48, tr. 121-127.
5. Lei Wang , .et al. (2015), "Long-term outcomes after radical gastrectomy in gastric cancer patients with overt bleeding", World J Gastroenterol. 21(47), tr. 13316-13324.
6. Lucian Mocan, .et al. (2013), "Long Term Outcome Following Surgical Treatment for Distal Gastric Cancer", J Gastrointestin Liver Dis. 22(1), tr. 53-58.
7. Sheibani, S et al.(2013), “Natural history of acute upper GI bleeding due to tumours: short-term success and long-term recurrence with or without endoscopic therapy.” Alimentary pharmacology & therapeutics vol. 38(2), tr 144-150.