TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy xương đốt sống (GXĐS) và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 270 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) tại phòng khám Nội cơ xương khớp, phòng khám Ngoại thần kinh và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 08 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023. Bệnh nhân được chẩn đoán GXĐS dựa vào phương pháp Genant bán định lượng trên X-quang cột sống ngực, thắt lưng và được thu thập các thông tin về nhân khẩu, bệnh sử, thăm khám lâm sàng. Khảo sát tình hình điều trị loãng xương thông qua toa thuốc do bệnh nhân cung cấp hoặc thông tin trên hồ sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân được điều trị loãng xương trước khi GXĐS là 16,67% (45/270 bệnh nhân) và sau khi GXĐS là 78,22% (176/225 bệnh nhân). Tỉ lệ được điều trị LX ở nam giới thấp hơn so với giới nữ với tỉ lệ lần lượt là 6,56% so với 19,62% trước khi GXĐS; 59,65% so với 84,52% sau khi GXĐS. Phân tích hồi quy logistic đa biến ghi nhận giới tính nữ (OR = 3,98, p = 0,007), thoái hoá cột sống (OR = 2,83, p = 0,019), vị trí gãy T11 – L5 (OR = 4,80, p = 0,005) là các yếu tố độc lập làm tăng khả năng được điều trị LX sau khi GXĐS. Ngược lại, đái tháo đường (OR = 0,37, p = 0,028), bệnh thận mạn (OR = 0,28, p = 0,031), chỉ số T-score > -2,5 (OR = 0,23, p = 0,001) là các yếu tố làm giảm khả năng được điều trị LX sau khi GXĐS. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi được điều trị loãng xương trước khi GXĐS xảy ra còn thấp và tỉ lệ này tăng lên đáng kể sau khi bệnh nhân được xác lập chẩn đoán GXĐS. Giới tính nữ, thoái hoá cột sống, vị trí gãy T11 – L5 là các yếu tố độc lập làm tăng khả năng bệnh nhân được điều trị LX sau khi GXĐS. Ngược lại, đái tháo đường, bệnh thận mạn, chỉ số T-score > -2,5 là các yếu tố làm giảm khả năng được điều trị LX sau khi GXĐS của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Gãy xương đốt sống, loãng xương, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Văn Dũng, Phan Lệ Kim Chi, Phan Thị Thu Hằng. Đánh giá mật độ xương ở những bệnh nhân có gãy xương đốt sống điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;502:126-131.
3. Bougioukli S, Κollia P, Koromila T, et al. Failure in diagnosis and under-treatment of osteoporosis in elderly patients with fragility fractures. J Bone Miner Metab. Mar 2019; 37(2): 327-335. doi:10.1007/s00774-018-0923-2
4. LeBoff MS, Greenspan SL, Insogna KL, et al. The clinician's guide to prevention and treatment of osteoporosis. Osteoporos Int. Oct 2022; 33 (10): 2049-2102. doi:10.1007/s00198-021-05900-y
5. Fuggle NR, Curtis EM, Ward KA, Harvey NC, Dennison EM, Cooper C. Fracture prediction, imaging and screening in osteoporosis. Nat Rev Endocrinol. Sep 2019; 15(9):535-547. doi:10. 1038/s41574-019-0220-8
6. Weaver J, Sajjan S, Lewiecki EM, Harris ST. Diagnosis and Treatment of Osteoporosis Before and After Fracture: A Side-by-Side Analysis of Commercially Insured and Medicare Advantage Osteoporosis Patients. J Manag Care Spec Pharm. Jul 2017; 23(7): 735-744. doi:10. 18553/ jmcp.2017.23.7.735
7. Borgen TT, Bjørnerem Å, Solberg LB, et al. High prevalence of vertebral fractures and low trabecular bone score in patients with fragility fractures: A cross-sectional sub-study of NoFRACT. Bone. May 2019; 122:14-21. doi: 10. 1016/j.bone.2019.02.008
8. Rehling T, Bjørkman AD, Andersen MB, Ekholm O, Molsted S. Diabetes Is Associated with Musculoskeletal Pain, Osteoarthritis, Osteoporosis, and Rheumatoid Arthritis. J Diabetes Res. 2019; 2019:6324348. doi:10.1155/ 2019/6324348