ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA BỘ CÔNG CỤ STAT TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM TỪ 24 -36 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn về sự phát triển của não, đặc trưng bởi các mức độ khó khăn trong tương tác xã hội và giao tiếp. Công cụ sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ (STAT) cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi đã được ứng dụng rộng rãi tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu bộ công cụ STAT trong sàng lọc RLPTK ở trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi có vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ đến khám tại khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 86 trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi có vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ. Kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ được sử dụng đến khi đủ số lượng. Giá trị thang đo STAT được tính bằng cách so sánh với kết quả chẩn đoán DSM-5. Chọn điểm cắt dựa trên chỉ số Youden. Kết quả: Thang đo sàng lọc STAT với điểm cắt 2 điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 89,1% và 50,0%. Kết quả gợi ý điểm cắt thang đo STAT để khẳng định chẩn đoán RLPTK ở trẻ em là 2,5 điểm. Rối loạn phổ tự kỷ có mối liên quan đến thứ tự trẻ trong gia đình (PR=0,74; KTC 95%: 0,56-0,95; p=0,018), trình độ học vấn ba (PR= 0,73; KTC 95%: 0,56-0,96; p=0,025) và tình trạng kinh tế gia đình (PR=0,75; KTC 95%: 0,58-0,99; p=0,039). Kết luận: Thang đo STAT cho thấy độ nhạy cao trong sàng lọc RLPTK ở trẻ em Việt Nam từ 24 đến 36 tháng tuổi có vấn đề chậm trễ phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, sau khi sàng lọc trẻ cần được bác sĩ tâm thần học chẩn đoán chính xác tình trạng RLPTK.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn phổ tự kỷ, sàng lọc, độ nhạy, độ đặc hiệu, trẻ em.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Minh Phương, Trần Thiện Thắng, Phan Việt Hưng, Võ Văn Thi, Trịnh Thanh Thuý, Ninh Thị Minh Hải, et al. (2021) "Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020". Tạp chí Y học Việt Nam, 502 (1), tr. 124-128.
3. Trần Thị Thủy, Vũ Thị Chi (2020) "Tỉ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em 18-60 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh". Tạp chí Y Học Cộng Đồng, 58 (5), tr. 62-67.
4. Chiang CH, Wu CC, Hou YM, Chu CL, Liu JH, Soong WT (2013) "Development of T-STAT for Early Autism Screening". Journal of Autism and Developmental Disorders, 43 (5), pp. 1028-1037.
5. Ha V, Maxine W (2014) "Living with autism spectrum disorder in Hanoi, Vietnam". Social Science & Medicine, pp. 178-285.
6. WHO (2022) Autism, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/autism-spectrum-disorders, accessed on August 8, 2022.
7. Wu CC, Chu CL, Stewart L, Chiang CH, Hou YM, Liu JH (2020) "The Utility of the Screening Tool for Autism in 2-Year-Olds in Detecting Autism in Taiwanese Toddlers Who are Less than 24 Months of Age: A Longitudinal Study". J Autism Dev Disord, 50 (4), pp. 1172-1181.
8. Wu CC, Chiang CH, Chu CL, Iao LS, Hou YM (2021) "T-STAT for detecting autism spectrum disorder in toddlers aged 18-24 months". Autism, 25 (4), pp. 911-920.