ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI SAU HIẾN THẬN BẰNG BỘ CÂU HỎI SHORT FORM 36
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sự mất cân bằng giữa nguồn thận ghép và người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối có nhu cầu ghép thận ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng làdo tâm lý sợ ảnh hưởngđến sức khỏe sau hiến thận. Để khắc phục nguyên nhân trên đối với người hiến thận, từ đó tăng nguồn thận ghép. Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của người sau hiến thận, nhằm cung cấp bằng chứng khoa học làm cơ sở cho cộng đồng về lựa chọn hiến tặng thận ghép và giúp cho chuyên môn tư vấn trong lĩnh vực ghép thận. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người sau hiến tặng thận và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 người hiến thận được phẫu thuật mở lấy thận ghép tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sử dụng bộ câu hỏi Short Form 36 để đánh giá chất lượng cuộc sống của người sauhiến thậnvà một số yếu tố liên quan. Kết quả: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của người sau hiến thận 84,9 điểm, chất lượng cuộc sống xếp loại tốt đạt 88,89%. Điểm trung bình sức khỏe thể chất 78,98 ± 10,08; sức khỏe thể chất xếp loại tốt chiếm 74,07%. Điểm trung bình sức khỏe tinh thần 90,82 ± 6,86; sức khỏe tinh thần xếp loại tốt chiếm 96.3%. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể với chất lượng cuộc sống của người sau hiến thận có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Kết luận: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe sau cắt thận từ người cho sống là tốt. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể với chất lượng cuộc sống của người sau hiến thận có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng cuộc sống, hiến thận, SF36, quality of life, kiney transplant
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tiến Quyết (2015). "Tiến bộ ghép tạng ở Việt Nam từ giấc mơ đến hiện thực". Hội nghị Khoa học ghép tạng Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, tr. 4-8.
3. Dư Thị Ngọc Thu (2019). "Lịch sử ghép tạng trên thế giới và Việt Nam". Kỹ thuật ghép thận, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 13-26.
4. Alhussain B M, Alqubaisi A K, Omair A, et al (2019). "Quality of life in living kidney donors: A single-center experience at the king abdulaziz medical city". Saudi J Kidney Dis Transpl, 30 (6), 1210-1214.
5. Frade I C, Fonseca I, Dias L, et al (2008). "Impact assessment in living kidney donation: psychosocial aspects in the donor". Transplant Proc, 40 (3), 677-681.
6. Hsieh C Y, Chien C H, Liu K L, et al (2017). "Positive and Negative Affects in Living Kidney Donors". Transplant Proc, 49 (9), 2036-2039.
7. Klop K W J, Timman R, Busschbach J J, et al (2018). "Multivariate Analysis of Health-related Quality of Life in Donors After Live Kidney Donation". Transplant Proc, 50 (1), 42-47.
8. Liu S, Zhou X, Dai H, et al (2020). "Assessing health-related quality of life of living kidney donors using the 36-item medical outcomes Short-Form-36 questionnaire: a meta-analysis". Psychology, Health & Medicine, 1-14.
9. Lopes A, Frade I C, Teixeira L, et al (2013). "Quality of life assessment in a living donor kidney transplantation program: evaluation of recipients and donors". Transplant Proc, 45 (3), 1106-1109.