NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Văn Tuấn Nguyễn 1,
1 Trường Đại Học Y Khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 103 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kết quả: Nữ giới chiếm 89,32% và 45,63% có độ tuổi từ 30 – 59 tuổi; Vị trí khớp khởi phát viêm hay gặp là khớp cổ bàn ngón tay (47,57%); 85,44% có thời gian cứng khớp buổi sáng ≥ 1h;  87,38% bệnh ở mức độ hoạt động mạnh; 91,26% có tốc độ máu lắng tăng và 97,07% có CRP dương tính; 54,37% có thiếu máu; 87,38 % có RF dương tính và 91,67% có anti-CCP dương tính cao; 53,40% số bệnh nhân có tổn thương gai đoạn 2 trên x-quang; 46,22% số bệnh nhân không tuân thủ điều trị thường xuyên và chỉ có 8,74% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc sinh học. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị tại khoa cơ xương khớp bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Có 87,38% số bệnh nhân bệnh có mức độ hoạt động mạnh theo thang điểm DAS. Có 46,22% số bệnh nhân không tuân thủ điều trị thường xuyên và chỉ có 8,74% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc sinh học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp”, tr.18-23.
2. Đỗ Thị Diệu Hằng (2018), “Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị VKDT tại khoa Nội thận – Cơ Xương Khớp Bệnh viện Trung ương Huế”, Đại học Dược Hà Nội.
3. Lê Thị Liễu (2008), “Nghiên cứu các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay”, Đại học Y Hà Nội.
4. Trường Đại học Y Hà Nội (2018), “Bệnh học Nội khoa”, Nhà xuất bản Y học; tr. 105–120.
5. Trần Thị Hải Yến (2014), “Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti CCP huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ở Thái Nguyên”, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
6. Aletaha D., Smolen JS. (2018), “Diagnosis and Management of Rheumatoid Arthritis: A Review”, JAMA, 320(13): pp.1360–72.
7. Afzal N., Karim S., Mahmud T-H., Sami W., Arif M., Abbas S. (2011), “Evaluation of anti-CCP antibody for diagnosis of rheumatoid arthritis”, Clin Lab,57(11–12); pp.895–9.
8. Backhaus M., Burmester G.R., Gerber T., Grassi W., Machold K.P., Swen W.A., et al (2021), “Guidelines for musculoskeletal ultrasound in rheumatology”, Ann Rheum Dis, 60(7); pp. 641–9.
9. Khalid A., Johannes N., David P. (2021), “The global prevalence of rheumatoid arthritis: a meta-analysis based on a systematic review”, Rheumatol Int, 41; pp.863–77.