ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA AFATINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN MUỘN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trần Đình Anh1,, Nguyễn Ái Linh2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị afatinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn muộn có đột biến EGFR tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 bệnh nhân UTPKTBN di căn có đột biến EGFR đã được điều trị afatinib tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2021. Kết quả: Tỷ lệ đột biến Del19 và L585R lần lượt là 44,1% và 20,6%; giai đoạn IVB chiếm tỷ lệ cao nhất (70%), có 1 bệnh nhân được chẩn đoán tái phát. Tại thời điểm sau 8-12 tuần, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 76,5%, bệnh giữ nguyên chiếm 20,6% và 2,9% bệnh tiến triển. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) đạt 12,0 ± 3,1 tháng (5,9-18,0 tháng). Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi được phân tích với các yếu tố liên quan như tình trạng đột biến gen, liều khởi đầu, liều điều chỉnh và liều tối ưu của afatinib. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ban mụn (35,3%), viêm móng (35,3%) và tiêu chảy (32,4%). Kết luận: Điều trị bước 1 bằng afatinib cho thấy hiệu quả tốt trên các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến triển (IIIC,IV) có đột biến EGFR, giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, tăng tỷ lệ đáp ứng hơn nữa tác dụng không mong muốn có thể được quản lý tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL (2021). Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries.
2. Thuan Tran Van APT, Tu Dao Van (2016). Cancer control in Vietnam: where are we now. Cancer Control, 2016, 99-104.
3. Planchard D, Popat S, Kerr K, et al (2018). Metastatic non-small cell lung cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 29, iv192-iv237.
4. Hirsch FR, Varella-Garcia M, Bunn PA, Jr., et al (2003). Epidermal growth factor receptor in non-small-cell lung carcinomas: correlation between gene copy number and protein expression and impact on prognosis. J Clin Oncol, 21, 3798-807.
5. Mok TS, Wu Y-L, Thongprasert S, et al (2009). Gefitinib or carboplatin–paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma. N Engl J Med, 361, 947-57.
6. Wu YL, Zhou C, Hu CP, et al (2014). Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUX-Lung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol, 15, 213-22.
7. Sequist LV, Yang JC, Yamamoto N, et al (2013). Phase III study of afatinib or cisplatin plus pemetrexed in patients with metastatic lung adenocarcinoma with EGFR mutations. J Clin Oncol, 31, 3327-34.
8. Watanabe S, Minegishi Y, Yoshizawa H, et al (2014). Effectiveness of gefitinib against non-small-cell lung cancer with the uncommon EGFR mutations G719X and L861Q. J Thorac Oncol, 9, 189-94.
9. Yang JC, Sequist LV, Geater SL, et al (2015a). Clinical activity of afatinib in patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring uncommon EGFR mutations: a combined post-hoc analysis of LUX-Lung 2, LUX-Lung 3, and LUX- Lung 6. Lancet Oncol, 16, 830-8.
10. Kim Y, Lee SH, Ahn JS, et al (2019). Efficacy and safety of afatinib for EGFR-mutant non-small cell lung cancer, compared with gefitinib or erlotinib. Cancer Res Treat, 51, 502-9.