KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG ĐINH SIGN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA

Hà Tân Thắng1,, Nguyễn Mạnh Khánh2
1 Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng đinh SIGN tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ sơ và tiến cứu theo dõi dọc. Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng từ 1/2021 đến tháng 7/2023. Kết quả: có 31 bệnh nhân chốt tĩnh chiếm 79,5%, 8 bệnh nhân chốt động (20,5%). Tất cả 100% bệnh nhân vít chốt vào lỗ đinh. Đánh giá kết quả gần theo tiêu chuẩn Roy – Sender dựa trên hình ảnh phim chụp XQuang thẳng-nghiêng sau mổ, tình trạng liền vết mổ kỳ đầu. Kết quả cho thấy tỉ lệ tốt chiếm 87,18% và khá chiếm 7,69%. Không gặp trường hợp nào cong đinh, gãy đinh. Có 2 trường hợp chậm liền xương (5,1%). Kết luận: Đinh SIGN giúp bất động được ổ gãy, kiểm soát chiều dài và khả năng xoay trục của chi là một sự lựa chọn tốt trong gãy kín thân xương đùi phức tạp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Đình Quang và cộng sự (2005). Tổng kết chung về đóng đinh có chốt SIGN tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2004, Hội Nghị thường niên lần thứ 12 Hội Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, tr.1-3.
2. Dương Đình Toàn (2005). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi ở người lớn bằng đinh SIGN có chốt tại bệnh viện Việt Đức từ 2004-2005, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Hà Nội
3. Mã Văn Sánh (2016). Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương đùi bằng đinh SIGN tại Bệnh viện đa khoa Thanh hóa. Kỷ yếu Hội nghị khoa học tuổi trẻ các trường ĐH, Cao đẳng Y Dược Việt Nam lần thứ XVIII. Tr. 72-79.
4. Vũ Trường Thịnh, Dương Ngọc Lê Mai, Trần Minh Long Triều, Nguyễn Xuân Thùy, Lê Viết Thống. (2021). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi phức tạp bằng đinh sign tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 145(9), 158-169.
5. Lương Đình Lâm và cộng sự (2000). Thông báo bước đầu về kết quả đóng đinh có chốt ngược dòng từ gối lên để điều trị gãy liên lồi cầu, trên lồi cầu và 1/3D xương đùi", Tạp chí y học chuyên ngành chấn thương chỉnh hình, tập 4, số 4, tr. 204-207.
6. Wang W.C., Xie L., Zhang Q. (2001). “Clinical use of interlocking intramedullary nail treating in complex and nonuion fracture of femur and tibia”, Human Yi Ke Da Xue Xue Bao, 26(2), pp. 136-138
7. Ricci and et al (2001). “Retrograde versus Antegrade nailing of FemoralShaft Fracture”, J Orthop Trauma, 15(3), pp. 161-169.
8. Wolinsky P, Tejwani N, Richmond JH, Koval KJ, Egol K, Stephen DJ., (2002). Controversies in intramedullary nailing of femoral shaft fractures. Instr Course Lect. 2002; 51:291–303
9. Christian Krettek (2001). “Intramedullary nailing”, AO principles of fracture management, pp. 195-219