ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI PHÁT CỦA BỆNH NHÂN SAU CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN

Phạm Ngọc Hùng1,, Trần Công Duy Long2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm tại thời điểm tái phát của nhóm bệnh nhân được chẩn đoán tái phát sau cắt gan điều trị ung thư tế bào gan tại bệnh viện trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ Tháng 1/2017 – Tháng 6/2022. Đối tượng và phương pháp: đối tượng gồm 238 bệnh nhân tái phát ung thư sau phẫu thuật cắt gan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 1 loạt ca bệnh hồi cứu. Kết quả và kết luận: Trung vị nồng độ AFP tại thời điểm tái phát là 11 (3-203). 19,3% bệnh nhân có nồng độ AFP ≥ 400 ng/mL. Tỷ lệ tái phát trong nhu mô gan chiếm 95%, 5% không khảo sát thấy tổn thương nhu mô gan. Tính chất u tái phát: tổn thương đa ổ chiếm 58%, 1 u chiếm 37%. Vị trí tái phát: Tổn thương tái phát rải rác nhu mô chiếm 52,9%, tái phát tại diện cắt là 9,7%, tái phát HPT cạnh diện cắt là 18,9%, HPT xa diện cắt là 13,4%. Tình trạng di căn: ghi nhận di căn ở 21,8% bệnh nhân trong đó 5% chỉ di căn ngoài gan, 16,8% vừa tái phát trong gan, vừa di căn ngoài gan. Vị trí di căn: Phổi chiếm tỷ lệ 6,7%, phúc mạc 6,7%, hạch ổ bụng 2,5%, Huyết khối 2,9%, xương 0,4%, di căn nhiều cơ quan 2,5%. Giai đoạn bệnh trước phẫu thuật chủ yếu là BCLC A (65,1%). Tỷ lệ xâm lấn mạch máu đại thể và vi thể lần lượt là 16% và 37,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Công Duy Long. Đánh gia vai trò phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư tế bào gan. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2016.
2. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. Ca Cancer J Clin. 2021;71(3): 209-249.
3. Hirokawa F, Hayashi M, Asakuma M, et al. Risk factors and patterns of early recurrence after curative hepatectomy for hepatocellular carcinoma. Surg Oncol. 2016;25:24-29.
4. Bruix J, Sherman M. Management of hepatocellular carcinoma: an update. Hepatology. 2011;53(3):1020-1022.
5. Nguyen-Dinh SH, Do A, Pham TND, Dao DY, Nguy TN. High burden of hepatocellular carcinoma and viral hepatitis in Southern and Central Vietnam: Experience of a large tertiary referral center, 2010 to 2016. World J Hepatol. 2018;10(1):116-123.
6. Portolani N, Coniglio A, Ghidoni S, et al. Early and late recurrence after liver resection for hepatocellular carcinoma: prognostic and therapeutic implications. Ann Surg. 2006; 243(2): 229-235.
7. Phan Văn Thái. Đặc Điểm Ung Thư Tế Bào Gan Tái Phát Sau Phẫu Thuật. Luận văn Chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2014.
8. Xing H, Zhang WG, Cescon M, et al. Defining and predicting early recurrence after liver resection of hepatocellular carcinoma: a multi-institutional study. HPB. 2020;22(5):677-689. doi: 10.1016/j.hpb.2019.09.006
9. Kaibori M, Matsui Y, Saito T, Kamiyama Y. Risk factors for different patterns of recurrence after resection of hepatocellular carcinoma. Anticancer Res. 2007;27(4C):2809-2816.
10. Wei T, Zhang XF, Bagante F, et al. Early versus late recurrence of hepatocellular carcinoma after surgical resection based on post-recurrence survival: an International multi-institutional analysis. J Gastrointest Surg. 2021;25(1):125-133.