KHẢO SÁT SỨC CĂNG NHĨ TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Lê Thị Ngọc Hân1, Trần Đức Hùng1, Lương Công Thức1,
1 Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sức căng nhĩ trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở người bệnh tăng huyết áp (THA), mối liên quan của sức căng nhĩ trái với rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 142 người bệnh THA, thời gian từ 11/2022 đến 3/2023 tại Bệnh viện Quân y 103. Thực hiện siêu âm tim đánh giá chức năng nhĩ trái và thất trái. Kết quả: Tuổi trung bình 70,3 ±  12,3 năm, nam giới chiếm 70,4%. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái chiếm 54,2%. Các thông số đánh giá sức căng nhĩ trái (LASr-ED, LAScd-ED, LASct-ED, LASr-AC, LAScd-AC, LASct-AC) lần lượt là 24,2 ± 14,4%, -11,8 ± 7,7%; -12,5 ± 10,7%; 20,8 ± 10,7%; -10,5 ± 6,9%, -10,3 ± 8,3%. Sức căng dự trữ nhĩ trái (LASr) ở nhóm THA > 10 năm (16,9 ± 10,4%) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm THA < 5 năm (28,1 ± 15,5%) và nhóm THA 5 - 10 năm (28,6 ± 14,3%) với p < 0,05. LASr ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương thất trái giảm hơn nhóm có chức năng tâm trương thất trái bình thường (21,6 ± 13,4% so với 27,3 ± 14,8%, p = 0,02). LASr tương quan nghịch với E/E’ vách liên thất (r = -0,21, p < 0.001), E/E’ thành bên (r = -0,31, p < 0.001), LAVmax (r = -0,45, p = 0,001), LAVmin (r= -0,64, p = 0,013), tương quan thuận với LAEF (r = 0,71, p = 0,005). Kết luận: Sức căng nhĩ trái ở nhóm THA > 10 năm giảm có ý nghĩa so với nhóm THA < 5 năm và nhóm THA 5 -10 năm. Sức căng nhĩ trái ở nhóm THA có suy chức năng tâm trương thất trái giảm hơn so với nhóm có chức năng tâm trương thất trái bình thường.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Almeida J, Paiva P, Ribeiro N, Ferreira M, Antonio N, Martins R, et al. (2022), "Left atrial ejection fraction is an indicator of left ventricular diastolic function", The international journal of cardiovascular imaging, 38, 33-39.
2. Cameli M, Lisi M, Mondillo S, Padeletti M, Ballo P, Tsioulpas C, et al. (2010), "Left atrial longitudinal strain by speckle tracking echocardiography correlates well with left ventricular filling pressures in patients with heart failure", Cardiovasc Ultrasound, 8, 14.
3. Cameli M, Lisi M, Righini FM, Benincasa S, Solari M, D'Ascenzi F, et al. (2013), "Left atrial strain in patients with arterial hypertension", InInternational Cardiovascular Forum Journal, 1, 31-36.
4. Kanagala P, Arnold JR, Cheng ASH, Singh A, Khan JN, Gulsin GS, et al. (2020), "Left atrial ejection fraction and outcomes in heart failure with preserved ejection fraction", The international journal of cardiovascular imaging, 36, 101-110.
5. Khan UA, de Simone G, Hill J, Tighe DA, Aurigemma GP (2013), "Depressed atrial function in diastolic dysfunction: a speckle tracking imaging study", Echocardiography, 30, 309-316.
6. Miljkovic T, Ilic A, Milovancev A, Bjelobrk M, Stefanovic M, Stojsic-Milosavljevic A, et al. (2022), "Left Atrial Strain as a Predictor of Left Ventricular Diastolic Dysfunction in Patients with Arterial Hypertension", Medicina (Kaunas), 58,
7. Mondillo S, Cameli M, Caputo ML, Lisi M, Palmerini E, Padeletti M, et al. (2011), "Early detection of left atrial strain abnormalities by speckle-tracking in hypertensive and diabetic patients with normal left atrial size", Journal of the American Society of Echocardiography : official publication of the American Society of Echocardiography, 24, 898-908.
8. Morris DA, Belyavskiy E, Aravind-Kumar R, Kropf M, Frydas A, Braunauer K, et al. (2018), "Potential Usefulness and Clinical Relevance of Adding Left Atrial Strain to Left Atrial Volume Index in the Detection of Left Ventricular Diastolic Dysfunction", JACC. Cardiovascular imaging, 11, 1405-1415.