ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG NGẮN TẠI BỆNH VIỆN YDCT TRÀ VINH

Trần Văn Bội1,, Nguyễn Tấn Nhật Minh1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X – quang cột sống cổ của người bệnh thoái hóa cột sống cổ đến điều trị tại Bệnh viện YDCT Trà Vinh năm. Đánh giá kết quả giảm đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn. Xác định mối liên quan giữa kết quả điều trị với một số yếu tố như: Tuổi, giới tính, môi trường sống, nghề nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước và sau điều trị, không có nhóm chứng. Kết quả: Kết quả X – quang có hình ảnh gai xương chiếm cao nhất (92,9%). Kế đến đó là đặc xương dưới sụn (90,5%), hẹp khe khớp chiếm (71,4%), hẹp khe khớp và gai xương chiếm (66,7%).. Mức độ đau lúc ra viện giảm so với ngày 1, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p<0,001. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và hiệu quả giảm đau cho thấy kết quả điều trị không phụ thuộc vào tuổi, giới tính, môi trường sống, nghề nghiệp. Kết Luận: Hình ảnh X-quang cột sống cổ: Hình ảnh gai xương chiếm 92,9%; đặc xương dưới sụn chiếm 90,5%; hẹp khe khớp chiếm 71,4%, hẹp khe khớp và gai xương: 28 trường hợp chiếm 66,7%. Kết quả điều trị giảm đau vai gáy do THCSC bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn: Ngày ra viện có 39 người mức độ đau tốt chiếm 92,9%, 3 người mức độ đau khá chiếm 7,1%, không còn bệnh nhân mức kém và mức trung bình. Khi ra viện điểm đau trung bình cải thiện rất tốt từ 5,3 xuống 1,2.Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm ở đối tượng nghiên cứu và kết quả giảm đau cho thấy mức độ giảm đau không phụ thuộc vào tuổi, giới, môi trường sống và nghề nghiệp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.145-149.
2. Trần Ngọc Dương (1987), “Đánh giá tác dụng lâm sàng của điều trị hư xương sụn cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.
3. Lưu Thị Hiệp (2005), “Châm cứu học cơ bản và điều trị”, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Quan Chí Hiếu (2002), “Điện châm học – Tập 2”, Nhà xuất bản Y học, tr.176
5. Hồ Hữu Lương (2003), “Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm”, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr.10, 29, 31, 126.
6. Phạm Gia Nhâm, Lưu Thị Hiệp (2009), “Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động của điện châm trong điều trị thoái hóa cột sống cổ”, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Tuyết Trang, Đỗ Thị Phương (2016), “Hiệu quả của phương pháp điện châm và cấy chỉ Catgut trong điều trị đau vai gáy do Thoái hóa cột sống cổ”, Tạp chí nghiên cứu y học, tr.17-23.