ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SÀNG LỌC PHÁT HIỆN UNG THƯ PHỔI Ở BỆNH NHÂN CÓ NGUY CƠ CAO BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH LIỀU THẤP TẠI BỆNH VIỆN E

Trịnh Việt Anh1,, Vũ Hồng Anh1,2, Phạm Thị Thanh Loan1,2
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu sàng lọc phát hiện ung thư phổi bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp ở đối tượng có nguy cơ cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ngang mô tả, theo dõi dọc 157 người bệnh tại khoa khám chữa bệnh Theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E từ 01/2023 - 09/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 64,9 ± 8,2. Nhóm người bệnh có triệu chứng đến khám chiếm 75,16%. Có 24,2% người bệnh có tổn thương nốt mờ được phát hiện bằng chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp. 31,6% gặp ở thùy trên phổi phải. Kích thước tổn thương từ dưới 8 mm chiếm tỷ lệ cao 73,6%. Nốt mờ bờ tròn nhẵn 71,1%, tua gai 15,7%. 15,79% người bệnh được chẩn đoán xác định ung thư phổi. Kết luận: kích thước nốt mờ càng lớn nguy cơ ác tính càng cao. Hình ảnh tua gai nguy cơ ác tính cao. Trong nhóm ung thư nốt đặc hoàn toàn chiếm tỷ lệ 100%. Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp phát hiện 3,82% bệnh nhân ung thư phổi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van Thuan T, Tuan Anh P, Van Tu D et al (2016). Cancer control in Vietnam: where are we? Cancel Control 2016: 99-104.
2. Nguyễn Tiến Dũng (2020). Nghiên cứu kết quả sàng lọc phát hiện ung thư phổi ở đối tượng trên 60 tuổi có yếu tố nguy cơ bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp. Luận án Tiến sỹ, Đại Học Y Hà Nội
3. O. Leleu, M. Auquier (2018). Dépistage du cancer du poumon par scanner thoracique basse irradiation dans la Somme: résultats à 1 an. Revue des Maladies respiratoires, Volume 35, January 2018
4. Đoàn Thị Phương Lan (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị của sinh thiết cắt xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán các tổn thương dạng u ở phổi. Luận án Tiến sỹ, Đại Học Y Hà Nội.
5. Cung Văn Công (2015). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn. Luận án tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
6. Ann Leung (2007). Soliary pulmonary nodule: benign versus malignant-Differentiation with CT and PET-CT-Radiology Assistant.
7. Warren GW, Cummings KM (2013). Tobacco and lung cancer: risks, trends, and outcomes in patients with cancer. American Society of Clinical Oncology Education Book; 359-64.
8. Snoeckx A, Reyntiens P, Desbuquoit D et al (2018). Evaluation of the solitary pulmonary nodule: size matters, but do not ignore the power of morphology. Insights into imagin, 9(1):73-86
9. Bhatt KM, Tandon YK, Graham R (2018). Electromagnetic Navigational Bronchoscopy versus CT-guided Percutaneous Sampling of Peripheral Indeterminate Pulmonary Nodules: A Cohort Study. Radiology;286(3):1052-1061.