ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ U CƠ TRƠN TỬ CUNG ĐƯỜNG KÍNH TRÊN 8CM CÓ TRIỆU CHỨNG BẰNG NÚT MẠCH QUA ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY

Đặng Thái Tôn1,, Đỗ Tiến Cảm1, Lê Thanh Dũng2, Phạm Hồng Đức2, Đào Xuân Hải3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u cơ trơn tử cung (UCTTC) có đường kính lớn hơn 8cm có triệu chứng bằng phương pháp nút mạch qua đường động mạch cánh tay ở giai đoạn ngay sau nút mạch 1 tháng và sau 6 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 20 bệnh nhân nữ (BN) có UCTTC có đường kính lớn nhất trên 8cm có triệu chứng lâm sàng được điều trị bằng phương pháp nút mạch qua đường động mạch cánh tay. Các BN được khám lâm sàng, chụp MRI có tiêm thuốc tương phản tại thời điểm trước điều trị, 01 tháng và 06 tháng sau nút mạch. Đánh giá hiệu quả điều trị về mặt hình ảnh học và triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị. Kết quả: Có tổng số 20BN được tiến hành can thiệp và theo dõi. Độ tuổi trung bình là 42,35 ± 8,0 tuổi với đường kính lớn nhất trung bình của UCTTC trước điều trị là 92,50 ± 13,62mm. Tất cả các BN được nút mạch thành công, không có biến chứng liên quan đến thủ thuật. Sau 01 tháng tháng nút mạch đường kính khối u giảm 12,38% (81,05 ± 14,52mm), sau 6 tháng đường kính khối u giảm 45,14% (50,75 ± 10,59mm). Theo dõi ngay sau nút mạch 1 tháng, 90% BN có triệu chứng đau vừa và đau nhẹ, 10% đau nhiều cần phải dùng thuốc giảm đau và 95% BN không còn rong kinh, 5% không giảm rong kinh. Sau 6 tháng, 90% bệnh nhân không còn đau, 10% BN có triệu chứng đau nhẹ đến vừa, 80% không còn rong kinh, 20% giảm rong kinh và không có bệnh nhân nào bị mất kinh nguyệt. Kết luận: Điều trị nút mạch với các UCTTC có đường kín lớn hơn > 8cm qua đường động mạch cánh tay là phương pháp an toàn, đạt hiệu quả, giúp giảm đường kính UCTTC và cải thiện triệu chứng lâm sàng sau nút mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glevin, K. and Palvio, P. Uterine Myomas in Pregnancy. Acta Obstet Gynecol Scand,69: p.617-19; 1990.
2. Dương Thị Cương và Nguyễn Đức Hinh. Phụ Khoa Dành Cho Thầy Thuốc Thực Hành,. nhà xuất bản y học, tr88-108; 1999.
3. Pavone D., Clemenza S., Sorbi F. and et al. Epidemiology and Risk Factors of Uterine Fibroids. Best Pract Res Clin obster gynaecol, 46, 3-11; 2018.
4. Llewellyn O, Patel NR, Mallon D, Quinn SD, Hamady M. Uterine Artery Embolisation for Women with Giant Versus Non-giant Uterine Fibroids: A Systematic Review and Meta-analysis. Cardiovasc Intervent Radiol. 2020;43(5):684-693. doi:10.1007/s00270-019-02359-7
5. Kitamura, Y., et al.,. Imaging Manifestations of Complication Associated with Uterine Artery Embolization. Radiographics,; 2005.
6. Phạm Gia Khánh. Nghiên Cứu Ứng Dụng và Phát Triển Kỹ Thuật Can Thiệp Nội Mạch Điều Trị Một Số Bệnh. Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KCI; 2010.
7. Hiền NX. Nghiên Cứu Ứng Dụng Phương Pháp Nút Động Mạch Tử Cung Trong Điều Trị u Cơ Trơn Tử Cung. Luận văn tiến sỹ y học. Đại học y Hà Nội; 2011.
8. Zreik, T.G, et al.,. Cryomyolysis a New Procedure for the Conservative Treatment of Uterine Fibroids. J Am Assoc Gynecol Laparosc,; 1998.
9. Nassera, s. B. and Isaac, T. M. Myometrial Tumours. Current Obstetrics & Gynaccology, 14: p. 327-336.; 2004.
10. Lê Văn Khánh. Nghiên Cứu Kết Quả Ban Đầu Sử Dụng Hạt vi Cầu Embozene Trong Điều Trị u Có Trơn Tử Cung. Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.