CẮT BỎ CÓ HỖ TRỢ CHÂN KHÔNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ KHỐI U PHYLLODE LÀNH TÍNH KÍCH THƯỚC LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT[1]
U diệp thể (UDT) là loại u xơ biểu mô hiếm gặp (<1% trong các khối u vú), được chia thành ba loại: lành tính, ranh giới và ác tính (theo WHO). Phân biệt u diệp thể (phyllode) với u xơ tuyến vú (fibroadenoma) trên lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đôi khi cả giải phẫu bệnh còn tương đối khó khăn. Cho đến nay phương pháp chủ yếu để loại bỏ u diệp thể là phẫu thuật cắt rộng với bờ diện cắt không còn u ≥ 1 cm để đề phòng tái phát tại chỗ. Tuy nhiên, u diệp thể lành tính thường có khả năng tái phát ít do vậy phương pháp loại bỏ các tổn thương này còn có quan điểm khác nhau. Kỹ thuật cắt bỏ có hỗ trợ chân không dưới hướng dẫn siêu âm (VAE) là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng ngày càng nhiều để loại bỏ các tổn thương lành tính như u xơ tuyến, u nhú nội ống… đồng thời ngày càng có nhiều nghiên cứu ứng dụng phương pháp VAE trong điều trị những tổn thương nguy cơ cao hoặc có khả năng tái phát ở vú trong đó có u diệp thể. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày ca lâm sàng sử dụng phương pháp VAE để loại bỏ khối UDT kích thước > 6 cm và đạt kết quả tối ưu về mặt điều trị, thẩm mỹ cho người bệnh. Khối u lớn được loại bỏ hoàn toàn, máu tụ sau can thiệp ít, vết sẹo ngoài da nhỏ và không phát hiện tái phát tại chỗ sau 1 năm theo dõi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U diệp thể lành tính, tuyến vú, phẫu thuật, hút chân không, siêu âm.
Tài liệu tham khảo
2. Limaiem F, Kashyap S. Phyllodes Tumor Of The Breast. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed May 21, 2023. http://www.ncbi.nlm. nih.gov/books/NBK541138/
3. Qian Y, Quan ML, Ogilvi T, Bouchard-Fortier A. Surgical management of benign phyllodes tumours of the breast: Is wide local excision really necessary? Can J Surg. 2018;61(6):430-431. doi:10.1503/cjs.017617
4. Borhani-Khomani K, Talman MLM, Kroman N, Tvedskov TF. Risk of Local Recurrence of Benign and Borderline Phyllodes Tumors: A Danish Population-Based Retrospective Study. Ann Surg Oncol. 2016;23(5):1543-1548. doi:10. 1245/s10434-015-5041-y
5. Park HL, Pyo YC, Kim KY, et al. Recurrence Rates and Characteristics of Phyllodes Tumors Diagnosed by Ultrasound-guided Vacuum-assisted Breast Biopsy (VABB). Anticancer Res. 2018; 38(9):5481-5487. doi:10.21873/anticanres.12881
6. Ji Y, Zhong Y, Zheng Y, et al. Surgical management and prognosis of phyllodes tumors of the breast. Gland Surg. 2022;11(6):981-991. doi:10.21037/gs-21-877
7. Tse GMK, Niu Y, Shi HJ. Phyllodes tumor of the breast: an update. Breast Cancer. 2010;17(1):29-34. doi:10.1007/s12282-009-0114-z
8. Guillot E, Couturaud B, Reyal F, et al. Management of phyllodes breast tumors. Breast J. 2011; 17(2):129-137. doi: 10.1111/j.1524-4741. 2010.01045.x
9. Wiratkapun C, Piyapan P, Lertsithichai P, Larbcharoensub N. Fibroadenoma versus phyllodes tumor: distinguishing factors in patients diagnosed with fibroepithelial lesions after a core needle biopsy. Diagn Interv Radiol. 2014;20(1): 27-33. doi:10.5152/dir.2013.13133
10. Jacklin RK, Ridgway PF, Ziprin P, Healy V, Hadjiminas D, Darzi A. Optimising preoperative diagnosis in phyllodes tumour of the breast. Journal of Clinical Pathology. 2006;59(5):454-459. doi:10.1136/jcp.2005.025866