BIẾN ĐỔI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU VÀ SỨC CĂNG DỌC TOÀN BỘ THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Nguyễn Quý Vũ1, Nguyễn Văn Tuấn2, Trần Đức Hùng2,
1 Bệnh viện Quân y 354, Tổng cục hậu cần
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi phân suất tống máu thất trái (Left ventricular ejection fraction - LVEF) và sức căng dọc toàn bộ thất trái (Global longitudinal strain - GLS) trên siêu âm tim đánh dấu mô ở người bệnh (NB) nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) trước và sau can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 60 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp được điều trị can thiệp động mạch vành qua da tại Khoa can thiệp Tim mạch, Bệnh viện quân y 103 từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: LVEF sau can thiệp (52,3 ± 12,0%) tăng lên so với trước can thiệp (49,5 ± 12,2%), p < 0,05. GLS sau can thiệp động mạch vành qua da (-13,2 ± 3,6%) cải thiện so với trước can thiệp (-12,5 ± 3,6%), p < 0,05. Nhóm nhịp tim <100 chu kỳ/phút, LVEF và GLS sau can thiệp cải thiện hơn so với trước can thiệp lần lượt là: 54,2 ± 11,4% so với 51,0 ± 11,2% và -13,6 ± 4,0% so với -12,9 ± 3,6%, p < 0,05. Nhóm nhịp tim ≥100 chu kỳ/phút, LVEF và GLS sau can thiệp không có sự khác biệt so với trước can thiệp lần lượt là: 43,6 ± 11,1% so với 42,3 ± 14,5% và -11,1 ± 2,8% so với -10,6 ± 3,3%, p > 0,05. Kết luận: Sau can thiệp động mạch vành qua da, LVEF và GLS chung của nhóm nghiên cứu và nhóm có nhịp tim <100 chu kỳ/phút cải thiện hơn so với trước can thiệp. Nhóm nhịp tim ≥100 chu kỳ/phút, LVEF và GLS trước và sau can thiệp không có sự khác biệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Lân Việt (2015), Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Ben Driss A, Ben Driss Lepage C, Sfaxi A, et al. (2020), Strain predicts left ventricular functional recovery after acute myocardial infraction with systolic dysfunction. Int J Cardiol, 15;307:1-7.
3. Thygesen K., Alpert J. S., Jaffe A. S., Chaitman B. R.et al. (2018), Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction. J Am Coll Cardiol, 72(18):2231-2264.
4. Trịnh Việt Hà (2021), Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng pháp siêu âm tim đánh dấu mô (Speckle tracking) trước và sau can thiệp động mạch vành trong hội chứng vành cấp không ST chênh lên. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Hoài (2015), Nghiên cứu sự thay đổi sức căng cơ tim ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành, Tạp chí Tim mạch Học Việt Nam. Số 69.
6. Ottervanger J. P., Hof A. W., Reiffers S., et al. (2001), Long-term recovery of left ventricular function after primary angioplasty for acute myocardial infarction. Eur Heart J, 22 (9):785-790.
7. Nguyễn Anh Tuấn (2018), Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle tracking 2D ở các người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động mạch vành, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. Số 81.
8. Munk K., Andersen N. H., Terkelsen C. J., M.et al. (2012), Global left ventricular longitudinal systolic strain for early risk assessment in patients with acute myocardial infarction treated with primary percutaneous intervention. J Am Soc Echocardiogr, 25(6):644-651.