ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG TRONG SINH HOẠT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Phan Minh Hoàng1,
1 Bệnh viện Phục hồi Chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng độc lập chức năng trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và các yếu tố liên quan trên người bệnh đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên người bệnh sống sót sau đột quỵ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp từ tháng 4 đến 10 năm 2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 204 người bệnh, độ tuổi trung bình là 56,6 tuổi, với 73,1% nam giới và 26,9% nữ giới. Thời gian nằm viện trung bình là 23,4 ngày. Tỷ lệ người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào người khác cho các hoạt động hàng ngày là 70,6%. Khi ra viện, tỷ lệ này giảm xuống còn 26,5%. Tình trạng phụ thuộc trầm trọng có sự thay đổi từ 25,0% tăng lên 29,9%. Các nhóm phụ thuộc vừa và phụ thuộc nhẹ cũng thể hiện sự thay đổi đáng kể sau điều trị. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, nơi ở, loại tổn thương não đến với khả năng hoạt động độc lập. Kết luận: Tỷ lệ phụ thuộc trong sinh hoạt của người bệnh sau đột quỵ khá cao. Có sự tiến triển đáng kể trong khả năng tự lập của bệnh nhân sau quá trình điều trị. Việc can thiệp sớm và kế hoạch điều trị cá thể hóa có thể đóng vai trò quan trọng quá trình cải thiện chức năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (WHO), Cerebrovascular diseases prevention treatment and Rehabilitation: 24-26. 2011.
2. Hoa Ngần, N.n., et al., Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 502(1).
3. Nghĩa, V.H. and C.M. Châu, Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh đột quỵ não khi xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 2021.
4. Kusuma Y et al, Burden of stroke in Indonesia. Int J Stroke 4, 2009. 379-380.
5. Musa, K.I. and T.J. Keegan, The change of Barthel Index scores from the time of discharge until 3-month post-discharge among acute stroke patients in Malaysia: A random intercept model. PLoS One, 2018. 13(12): p. e0208594.
6. Cao, T.N.A., T.N. Trần, and T.B.L. Hà, Kết quả phục hồi chức năng vận động cho người bệnh tai biến mạch máu não điều trị tại bệnh viện y dược cổ truyền Sơn La năm 2019. 2020.
7. Trần Thị Mỹ Luật, Đánh giá kết quả điều trị Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN tỉnh Thái Nguyên. 2008.
8. Đào, V.P. and T.K.C. Đỗ, Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh đột quỵ não đến tái khám tại trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 526(2).