NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT LÊN GLUCOSE MÁU SAU ĂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: bước đầu đánh giá ảnh hưởng của dinh dưỡng chuyên biệt lên glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, có can thiệp dinh dưỡng ở 92 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 103. Biến cố chính là nồng độ glucose máu 30, 60 và 120 phút sau sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt và bánh mì dinh dưỡng và sự gia tăng glucose máu. Kết quả: glucose máu sau ăn 30 phút và tỉ lệ kiểm soát glucose máu sau ăn tại các thời điểm 30 phút và 120 phút sau ăn khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm dinh dưỡng chuyên biệt (DDCB) và bánh mì dinh dưỡng (BMDD). Tuy nhiên, nồng độ glucose máu ở các thời điểm 60 phút và 120 phút của nhóm DDCB thấp hơn BMDD có ý nghĩa thống kê (ở 60 phút 11,14 mmol/L so với 12,69 mmol/L và ở 120 phút 9,26 mmol/L so với 11,06 mmol/L, p < 0,05). Tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu sau ăn ở thời điểm 60 phút cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm dinh dưỡng chuyên biệt so với bánh mì dinh dưỡng (p < 0,005). Bệnh nhân sử dụng dinh dưỡng chuyên biệt có sự gia tăng glucose máu sau ăn 30 phút, 60 phút và 120 phút thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng bánh mì dinh dưỡng (p < 0,05). Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, dinh dưỡng chuyên biệt góp phần kiểm soát glucose máu trong 120 phút sau sử dụng tốt hơn so với bánh dinh dưỡng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường típ 2, dinh dưỡng chuyên biệt, kiểm soát glucose máu.
Tài liệu tham khảo
2. Mechanick JI, Marchetti AE, Apovian C, et al (2012) Diabetes-Specific Nutrition Algorithm: A Transcultural Program to Optimize Diabetes and Prediabetes Care. Curr Diab Rep;12: 180–194.
3. Wolever T, Jenkins D (1986). The use of the glycemic Index in predicting the blood glucose response to mixed meals. The American Journal of Clinical Nutrition;43: 167–172.
4. Laksir H, Lansink M, Regueme SC, et al (2018). Glycaemic response after intake of high energy, high protein, diabetes-specific formula in older malnourished or at risk of malnutrition type 2 diabetes patients. Clin Nutr;37: 2084–2090.
5. Gulati S, Misra A, Nanda K, et al (2015). Efficacy and tolerance of a diabetes-specific formula in patients with type 2 diabetes mellitus: An open-label, randomized, crossover study. Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews;9: 252–257.
6. Chee WSS, Gilcharan Singh HK, Hamdy O, et al (2017). Structured lifestyle intervention based on a trans-cultural diabetes-specific nutrition algorithm (tDNA) in individuals with type 2 diabetes: a randomized controlled trial. BMJ Open Diabetes Research & Care; 5: e000384.
7. Sanz-París A, Matía-Martín P, Martín-Palmero Á, et al (2020). Diabetes-specific formulas are high in monounsaturated fatty acids and metabolic outcomes in patients with diabetes or hyperglycemia. A systematic review and meta-analysis. Clinical Nutrition;39: 3273–3282.
8. Seema G, Anoop M, Kriti N, et al (2015). Efficacy and tolerance of a diabetes-specific formula in patients with type 2 diabetes mellitus: An open-label, randomized, crossover study. Diabetes Metab Syndr; 9(4):252-257.
9. Ronald CWM, Juliana CNC (2013). Type 2 diabetes in East Asians: similarities and differences with populations in Europe and the United States. Ann N Y Acad Sci; 1281(1):64-91.
10. Chung ST, Ha J, Onuzuruike AU, et al (2017). Time to glucose peak during an oral glucose tolerance test identifies prediabetes risk. Clinical Endocrinology;87: