NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỰ THAY ĐỔI QTC VÀ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ HOÁ TRỊ BẰNG ANTHRACYCLINE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa rối loạn chức năng tim với sự kéo dài đoạn QTc khi điều trị ung thư với Anthracycline. Tuy nhiên, ở Việt Nam dữ liệu về vấn đề trên còn khá hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát mối tương quan giữa QTc và rối loạn chức năng tim ở bệnh nhân ung thư sau hoá trị bằng Anthracycline 1 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân hoá trị liệu với Anthracycline tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ khó thở, ho khan, đau đầu, chán ăn, rụng tóc sau 1 tháng điều trị Anthracycline lần lượt là 36,1%, 30,6%, 47,2%, 55,6%, 58,3% so với trước điều trị tương ứng là 16,7%, 13,9%, 8,3%, 30,6% và 5,6% (p<0,05). Tương tự, chỉ số xét nghiệm sau điều trị 1 tháng so với trước điều trị gồm hồng cầu (4,4±0,4 vs. 4,5±0,4), hemoglobin (12,3±1,4 vs. 12,9±1,3) (p<0,05), tiểu cầu (426,1±143,1 vs. 343,6±103,3) (p<0,001) và creatinin (66,8±16,7 vs. 62,1±20,6 (p<0,05). Có 10 đối tượng có tình trạng rối loạn chức năng tim sau 1 tháng điều trị (chiếm 27,8%). Khoảng QTc sau điều trị Anthracycline 1 tháng tăng so với trước điều trị ở cả hai nhóm có và không có RLCNT, nhưng sự khác biệt giá trị QTc trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm có và không có RLCNT. Kết luận: Các triệu chứng sau 1 tháng hóa trị bằng Anthracycline (rụng tóc, chán ăn, đau đầu, giảm hồng cầu, tăng tiểu cầu và tăng creatinin) phổ biến hơn so với trước điều trị. Khoảng QTc sau điều trị Anthracycline 1 tháng tăng ở cả hai nhóm có và không có RLCNT, nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về giá trị QTc trước và sau điều trị ở cả hai nhóm này
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư, Anthracycline, QTc interval, rối loạn chức năng tim (RLCNT).
Tài liệu tham khảo
2. Crone SA, Zhao YY, Fan L, et al. ErbB2 is essential in the prevention of dilated cardiomyopathy. Nat Med. 2002; 8(5):459-465, doi: 10.1038/nm0502-459
3. Gadisa DA, Assefa M, Tefera GM, Yimer G. Patterns of Anthracycline-Based Chemotherapy-Induced Adverse Drug Reactions and Their Impact on Relative Dose Intensity among Women with Breast Cancer in Ethiopia: A Prospective Observational Study. J Oncol. 2020; 2020: 2636514, doi: 10.1155/2020/2636514
4. Kim P, Masha L, Olson A, et al. QT Prolongation in Cancer Patients. Front Cardiovasc Med. 2021; 8:613625, doi: 10.3389/fcvm. 2021.613625
5. Lancet JE, Uy GL, Cortes JE, et al. CPX-351 (cytarabine and daunorubicin) Liposome for Injection Versus Conventional Cytarabine Plus Daunorubicin in Older Patients With Newly Diagnosed Secondary Acute Myeloid Leukemia. J Clin Oncol. 2018;36(26):2684-2692, doi: 10.1200/ JCO.2017.77.6112
6. Liu C, Cheng B, Zhao G, Yuan H. Process analysis of anthracycline adverse reactions in breast cancer patients with postoperative chemotherapy. J Investig Med. 2022; 70(6): 1352-1357, doi: 10.1136/jim-2022-002339
7. Nakayama T, Oshima Y, Kusumoto S, et al. Clinical features of anthracycline-induced cardiotoxicity in patients with malignant lymphoma who received a CHOP regimen with or without rituximab: A single-center, retrospective observational study. eJHaem. 2020; 1(2): 498-506, doi: 10.1002/jha2.110
8. Saleh Y, Abdelkarim O, Herzallah K, Abela GS. Anthracycline-induced cardiotoxicity: mechanisms of action, incidence, risk factors, prevention, and treatment. Heart Fail Rev. 2021; 26(5):1159-1173 doi: 10.1007/s10741-020-09968-2