KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ MỔ LẤY THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC THAI PHỤ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU NĂM 2023

Nguyễn Thể Tần1,, Huỳnh Ngọc Linh1, Ngũ Quốc Vĩ2, Trần Quang Khoá3
1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Sở Y tế Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng, thái độ đúng về mổ lấy thai của các thai phụ mang thai 3 tháng đầu đến khám tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 516 thai phụ, thực hiện thu thập dữ liệu về kiến thức, thái độ bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Nghiên cứu 516 thai phụ, tỷ lệ có kiến thức đúng chiếm 27,33% và thái độ đúng chiếm 39,92%. Sau khi phân tích đa biến các yếu tố làm tăng chênh lệch tỷ lệ kiến thức đúng: trình độ học vấn OR=1,44 KTC95%[1,13-1,83], nhóm tuổi OR=2,16 KTC95%[1,48-3,13], số con của thai phụ OR=1,69 KTC95%[1,57-4,63], phương pháp sinh bé trước OR=1,92KTC95%[1,16-3,15]. Thái độ đúng có chênh lệch tăng ở các yếu tố như: nhóm tuổi của thai phụ OR=1,42 KTC95%[1,01-2,02], phương pháp sinh bé trước OR=1,69 KTC95%[1,10-2,63]. Thai phụ mong muốn sinh bằng phương pháp mổ lấy thai có giảm chênh lệch tỷ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng với OR lần lượt là 0,57 KTC95%[0,34-0,94] và OR=0,52 KTC95%[0,33-0,80]. Kết luận: Tỷ lệ các thai phụ có kiến thức đúng và thái độ đúng chưa cao. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ có kiến thức đúng, thái độ đúng là trình độ học vấn cao, me lớn tuổi, mẹ sinh nhiều con, phương pháp sinh bé trước bằng đường âm đạo. Nhóm bà mẹ mong muốn mổ lấy thai có tỷ lệ kiến thức đúng và thái độ đúng thấp hơn so với nhóm còn lại

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phuong Le Thi Nhu et al (2016) “Factors influencing intention of elective cesarean section among pregnant women in Quang Ngai province, Vietnam”, J Nurs Sci Health, 38, pp:137-51.
2. Bùi Quang Tùng, Bùi Chí Thượng, (2019) “Khảo sát kiến thức và thái độ về mổ lấy thai trên các thai phụ mang thai lần đầu tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr:90-94.
3. Afaf Abdul-Jabar Al Sulamy, (2019), “Knowledge and Attitude of Pregnant Women toward Elective Cesarean Section in Saudi Arabia”, Open Journal of Nursing, 9, pp:199-208.
4. Dorkenoo, J.E et al, (2021), “Pregnant women's knowledge, perception and attitudes towards caesarian section among obstetrics unit attendants in a teaching hospital”, Res. J. of Health Sci, 9(3), pp:207-220.
5. Ghotbi Fatemeh, et al (2014), “Women’s knowledge and attitude towards mode of delivery and frequency of cesarean section on mother’s request in six public and private hospitals in Tehran, Iran, 2012”, J. Obstet. Gynaecol. Res, 40 (5), pp:1257–1266.
6. Phawat Matemanosak, Chitkasaem Suwanrath, (2021), “Knowledge and Attitudes of Pregnant Thai Women Regarding Modes of Birth: A Hospital-Based Study in Southern Thailand”, The Open Public Health Journal, 14, pp:484-491
7. Roaya M. Yaqoub, et al (2020), “Awareness and Knowledge of Caesarean Section Complications Among Women in Jeddah, Saudi Arabia”, Cureus 14(12): e32152.