ỨNG DỤNG LẬP BẢN ĐỒ NỘI MẠC BA CHIỀU BUỒNG TIM TRONG TRIỆT ĐỐT TIM NHANH NHĨ Ổ BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO

Phan Đình Phong1,2,, Đặng Việt Phong1, Lê Võ Kiên1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả triệt đốt tim nhanh nhĩ ổ bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) với hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ nội mạc 3 chiều buồng tim. Phương pháp và kết quả: Nghiên cứu mô tả chùm bệnh trên 18 bệnh nhân có cơn tim nhanh nhĩ ổ (focal AT) được điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 8/2023 đến 12/2023. Ổ khởi phát tim nhanh nhĩ được xác định bằng kỹ thuật lập bản đồ giải phẫu-điện học 3 chiều (3D) các tâm nhĩ trên hệ thống Ensite Precison (St. Jude Medical, Hoa Kỳ) và sau đó được triệt đốt bằng năng lượng RF. Tỷ lệ cơn tim nhanh nhĩ kịch phát và dai dẳng trong nghiên cứu lần lượt là 68.9% và 31.1%. 11.1% bệnh nhân có bệnh cơ tim do nhịp nhanh đều thuộc nhóm nhanh nhĩ dai dẳng. Có tổng số 20 ổ tim nhanh nhĩ được triệt đốt, 17 ổ (85%) khởi phát từ nhĩ phải, 3 ổ khởi phát từ nhĩ trái và xoang Valsalva lá không vành. Tỷ lệ thành công ngay sau thủ thuật và sau theo dõi trung bình 3 tháng là 100%, không có biến chứng nào gặp trong thủ thuật. Thời gian lập bản đồ 3D trung bình 25.5 ± 16.8 phút, thời gian chiếu tia trung bình 6.4 ±6.2 phút. Kết luận: Bản đồ nội mạc buồng tim dựng trên không gian 3 chiều giúp xác định chính xác ổ khởi phát tim nhanh nhĩ. Thủ thuật triệt đốt có tỉ lệ thành công cao, an toàn và giảm được phơi nhiễm tia xạ cho bệnh nhân cũng như ekip bác sĩ làm thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ziad Issa, John M. Miller, Douglas P. Zipes. Clinical Arrhythmology and Electrophysiology: A Companion to Braunwald’s Heart Disease. 3rd edition. Elsevier; 2018.
2. Porter MJ, Morton JB, Denman R, et al. Influence of age and gender on the mechanism of supraventricular tachycardia. Heart Rhythm. 2004; 1(4): 393-396. doi: 10.1016/ j.hrthm.2004. 05.007
3. Medi C, Kalman JM, Haqqani H, et al. Tachycardia-Mediated Cardiomyopathy Secondary to Focal Atrial Tachycardia: Long-Term Outcome After Catheter Ablation. Journal of the American College of Cardiology. 2009;53(19):1791-1797. doi:10.1016/j.jacc.2009.02.014
4. Brugada J, Katritsis DG, Arbelo E, et al. 2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardiaThe Task Force for the management of patients with supraventricular tachycardia of the European Society of Cardiology (ESC): Developed in collaboration with the Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). European Heart Journal. 2020;41(5):655-720. doi:10.1093/eurheartj/ehz467
5. Cummings RM, Mahle WT, Strieper MJ, et al. Outcomes following electroanatomic mapping and ablation for the treatment of ectopic atrial tachycardia in the pediatric population. Pediatr Cardiol. 2008; 29(2): 393-397. doi:10.1007/ s00246-007-9137-4
6. Porter MJ, Morton JB, Denman R, et al. Influence of age and gender on the mechanism of supraventricular tachycardia. Heart Rhythm. 2004;1(4): 393-396. doi: 10.1016/j.hrthm.2004. 05.007
7. Kistler PM, Chieng D, Tonchev IR, et al. P-Wave Morphology in Focal Atrial Tachycardia: An Updated Algorithm to Predict Site of Origin. JACC: Clinical Electrophysiology. 2021;7(12):1547-1556. doi:10.1016/j.jacep.2021.05.005
8. Kistler PM, Roberts-Thomson KC, Haqqani HM, et al. P-wave morphology in focal atrial tachycardia: development of an algorithm to predict the anatomic site of origin. J Am Coll Cardiol. 2006; 48(5): 1010-1017. doi:10.1016/ j.jacc.2006.03.058