ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA RANIBIZUMAB TIÊM NỘI NHÃN TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nguyễn Thị Uyên Duyên1,, Đoàn Kim Thành2, Trần Anh Tuấn3
1 Bệnh viện Mắt TPHCM
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ranibizumab tiêm nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng. Tuyển chọn mắt phù hoàng điểm đái tháo đường có thị lực chỉnh kính từ 20/230 (10 chữ ETDRS) đến 20/40 (70 chữ ETDRS) và độ dày võng mạc trung tâm ≥ 250 µm trên OCT. Phác đồ tiêm nội nhãn 3 mũi ranibizumab 0,5mg liên tục mỗi 4 tuần, sau đó tiêm cho đến khi thị lực có chỉnh kính đạt 20/20 hoặc ổn định (chú ý kết quả OCT). Theo dõi và đánh giá kết quả mỗi 4 tuần trong 24 tuần. Kết quả: Thu thập 21 mắt của 15 bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường với số mũi tiêm trung bình là 4,9 ± 1,2 tại thời điểm 24 tuần cho kết quả như sau: Trung bình thị lực có chỉnh kính là 54,9 ± 3,6 ký tự ETDRS trước khi điều trị và tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) là 14,9 ± 10,1 ký tự với 69,7 ± 3,3 ký tự tại thời điểm 24 tuần. Trung bình độ dày võng mạc trung tâm tại thời điểm trước điều trị là 442,9 ± 28,9 µm và giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) là 189,0 ± 32,3 µm còn 253,9 ± 10,2 µm tại tuần 24. 10 mắt (47,6%) BLVMĐTĐKTS nặng chuyển thành BLVMĐTĐKTS vừa và nhẹ. Không ghi nhận biến chứng tại mắt: bong võng mạc, viêm nội nhãn, xuất huyết dịch kính,... Thị lực nền < 60 ký tự ETDRS ~ < 3/10 có nguy cơ khiến không đạt mức thành công tốt đẹp gấp 8,8 lần so với nhóm có thị lực nền ≥ 60 ký tự ETDRS ~ ≥ 3/10; kiểm định Fisher’s Exact; RR=8,8; CI 95% (1,324 - 58,500); p = 0,002. Kết luận: Hiệu quả của ranibizumab 0,5mg tiêm nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường cải thiện võng mạc về cấu trúc và chức năng có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diabetic Retinopathy Clinical Research Network, Elman MJ, Aiello LP, Beck RW, et al. (2010), “Randomized trial evaluating ranibizumab plus prompt or deferred laser or triamcinolone plus prompt laser for diabetic macular edema.” Ophthalmology;117:1064 –77.
2. Juliana C. N. Chan, MBChB, Vasanti Malik, Weiping Jia, Takashi Kadowaki, (2009), “Diabetes in Asia Epidemiology, Risk Factors, and Pathophysiology”, JAMA; 301(20):pp.2129-2140.
3. Klein, R., et al. (1984), "The Wisconsin epidemiologic study of diabetic retinopathy. IV. Diabetic macular edema". Ophthalmology. 91(12): p. 1464-74.
4. Miller EC, Capps BE, Sanghani RR, et al. (2007), “Regulation of igf-I signaling in retinal endothelial cells by hyperglycemia.” Invest Ophthalmol Vis Sci;48(8):3878—87.
5. Nguyen QD, Brown DM, Marcus DM, et al, RISE and RIDE Research Group. (2012), “Ranibizumab for diabetic macular edema: results from 2 phase III randomized trials: RISE and RIDE”. Ophthalmology; 119:789–801.
6. Nguyen QD, Tatlipinar S, Shah SM, et al: READ-1 (2006), “Vascular endothelial growth factor is a critical stimulus for diabetic macular edema”. Am J Ophthalmol;142:961–9.
7. Nguyen Quan Dong, MD, Syed Mahmood Shah, et al (2009),” Primary End Point (Six Months) Results of the Ranibizumab for Edema of the macula in Diabetes (READ-2) Study” Ophthalmology;116:pp.2175–2181.
8. Panozzo, G., et al. (2004), "Diabetic macular edema: an OCT-based classification". Semin Ophthalmol. 19(1-2): p. 13-20.
9. Raj Maturi, et al (2015), “Exploratory Analysis of Persistent Macular Thickening Following Intravitreal Ranibizumab for Center-Involved Diabetic Macular Edema” Investigative Ophthalmology & Visual Science, Vol.56(7), 1732