GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM TRONG TIÊN LƯỢNG GLASGOW BLACTHFORD SCALE, ROCKALL VÀ T-SCORE TRONG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA CẤP CỨU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị của một số thang điểm trong tiên lượng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do loét dạ dày tá tràng tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Nghiên cứu mô tả các thang điểm Glasgow Blacthford Scale (GBS), Rockall và T-score ngay lúc bệnh nhân nhập viện, dữ liệu bệnh nhân trong 72 giờ vào viện. Kết quả hồi cứu hồ sơ bệnh án của 89 bệnh nhân; tuổi trung bình 66,3±16,0; nam 56,2%; 67,4% kèm bệnh nội khoa; 29,2 % tiền sử loét dạ dày- hành tá tràng. Tỉ lệ cần can thiệp cầm máu nội soi là 16,9%; XHTH do loét dạ dày tá tràng tái phát 4,5% và tử vong 2,2%. T-score và GBS có giá trị cao trong tiên lượng XHTH do loét dạ dày tá tràng phải can thiệp cầm máu, truyền máu, tái chảy máu và tử vong. Thang điểm GBS có AUC cao nhất trong tiên lượng can thiệp cầm máu và truyền máu, trong khi giá trị của thang điểm T-score có AUC cao nhất trong tiên lượng tái chảy máu và tử vong do XHTH do loét dạ dày tá tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuất huyết tiêu hóa cao, loét dạ dày - hành tá tràng, thang điểm T-score, thang điểm Glasgow Blatchford, thang điểm Rockall
Tài liệu tham khảo
2. Tammaro L, Paolo M.C.D (2008), “Endoscopic fingding in patients with upper gastrointestinal bleeding clinically classified into three risk groups prior to endoscopy”, World Journal of Gastroenterology, 14(32), pp. 5046- 5050.
3. Đào Văn Long (2016), “Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 38- 45.
4. Ghassemi K.A, Jensen D.M (2016), “Approach to the Patient with Gastrointestinal Bleeding”, Yamada’s Textbook of Gastroenterology, John Wiley & Son, pp. 797-818.
5. Lê Dương Tiến (2021). Đánh giá thang điểm Glasgow Blatchford trong tiên lượng nội soi cầm máu ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày- hành tá tràng. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Lanas A., Aabakken L., Fonseca J., et al (2011). Clinical predictors of poor outcomes among patients with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding in Europe. Alimentary pharmacology & therapeutics.33(11) 1225-1233.
7. Phạm Văn Thành., Đào Đức Tiến., Dương Quang Huy (2021), Nghiên cứu giá trị của thang điểm T-score trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng. Tạp chí Y- dược học quân sự số 5-2021.
8. Hoàng Thuý Nga (2018). Nghiên cứu giá trị của thang điểm Baylor trong tiên lượng xuất huyết tiêu hoá cao do loét dạ dày - hành tá tràng. Luận án thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2018.