ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP THEO PHÂN GIAI ĐOẠN SCAI SHOCK TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

Lê Thị Kiều Duyên1, Nguyễn Duy Thanh1, Bùi Thế Dũng2,
1 Bệnh viện Tim Mạch An Giang
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Phân loại suy tim cấp (AHF) theo 5 giai đoạn mới gần đây được đề xuất bởi Hiệp hội Chụp và Can thiệp Tim mạch (SCAI) với mục đích phân tầng nguy cơ tử vong. Mục tiêu: Áp dụng phân loại những bệnh nhân suy tim cấp trong 24h đầu nhập viện và theo dõi kết quả điều trị ngắn hạn 30 ngày theo phân giai đoạn SCAI SHOCK. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân >18 tuổi  tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim cấp theo ESC 2021 hoặc được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, lấy mẫu thuận tiện, thu thập số liệu theo mẫu. Kết quả: Trong 150 bệnh nhân thỏa tiêu chí nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân phân vào SCAI SHOCK từ A đến E lần lượt là 8.7%, 43,3%, 25,3%, 10.7%, 12%. Sau 30 ngày theo dõi tỉ lệ sống sót chung là 58%, tỉ lệ sống sót theo từng giai đoạn SCAI là SCAI A 92.3%, SCAI B 89.2%, SCAI C 44.7%, SCAI D 0%, SCAI E 0%. Kết luận: Giai đoạn SCAI B chiếm tỉ lệ cao nhất tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Tim Mạch An Giang. Trong khoảng thời gian 30 ngày theo dõi, tỉ lệ sống sót chung của nhóm nghiên cứu là khoảng 1/2 số ca, trong đó tỉ lệ sống sót cao nhất ở giai đoạn SCAI A, B và thấp nhất ở giai đoạn D, E. Phân giai đoạn SCAI trong 24 giờ đầu càng cao, tỉ lệ sống sót càng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Thiele H, Ohman EM, de Waha-Thiele S, Zeymer U, Desch S. 2019, Management of cardiogenic shock complicating myocardial infarction: an update 2019. Eur Heart J, pp.;40(32):2671-83.
2. Baran DA, Grines CL, Bailey S, Burkhoff D, Hall SA, Henry TD, et al. SCAI clinical expert consensus statement on the classification of cardiogenic shock. April 2019, This document was endorsed by the American College of Cardiology (ACC), the American Heart Association, the Society of Critical Care Medicine (SCCM), and the Society of Thoracic Sugeons (STS), pp. 94(1):29-37.
3. Theresa A McDonagh, Marco Metra, Marianna Adamo, Roy S Gardner, Andreas Baumbach, Michael Böhm, Haran Burri, Javed Butler, Jelena Čelutkienė, Ovidiu Chioncel, John G F Cleland, Andrew J S Coats, Maria G Crespo-Leiro, Dimitrios Farmakis, Martine Gilard,.. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. 36, s.l. : European Heart Journal, 21 September 2021, European Heart Journal, Volume 42, Issue 36, Vol. 42, pp. Pages 3599–3726. Pages 3599–3726.
4. B. Schrage, S. Dabboura, I. Yan, et al. Application of the SCAI classification in a cohort of patients with cardiogenic shock, Catheter Cardiovasc Interv, 96 (3) (2020), pp. E213-E219.
5. J.C. Jentzer, S. van Diepen, G.W. Barsness. Cardiogenic shock classification to predict mortality in the cardiac intensive care unit, J Am Coll Cardiol, 74 (17) (2019), pp. 2117-2128.
6. Phạm Mạnh Hùng 2022. Tác động của phân gia đoạn SCAI đến kết cuộc lâm sàng trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim cấp. Tập chí Tim Mạch Học Việt Nam, Nhà Xuất Bản Y Học, số 103E, tr. 26- 33.
7. Hội Tim Mạch Việt Nam, 2022, Đồng thuận của Hội Tim Mạch Việt Nam về chẩn đoán và xử trí sốc tim, tr. 34.