ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO AEROMONAS HYDROPHILA ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Bùi Thị Thúy1, Trần Văn Giang1,2,, Nguyễn Xuân Hùng1,2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh (NB) nhiễm khuẩn huyết (NKH) do Aeromonas hydrophila điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đối tượng & phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu tất cả NB được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do A. hydrophila điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong thời gian từ 2011 đến 2016. Kết quả: Trong thời gian 7 năm, bệnh viện có tổng số 32 NB được chẩn đoán NKH do A. hydrophila. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (81,3%), xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất vào các tháng mùa mưa và nóng. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa (71,9%), da mô mềm (15,6%). Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn là 37,5%; sốc thường xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh. Đa số vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin III, fluoroquinolone, aminoglycoside, carbapenem (tỷ lệ nhạy >93%). Hầu hết vi khuẩn kháng với ampicillin + sulbactam (87,5%), đa kháng cả với fluoroquinolone và carbapenem (3 – 6%). Tỷ lệ tử vong nhóm bệnh là 34,4% NB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tang H. J., Lai C. C., Lin H. L., et al. (2014). Clinical manifestations of bacteremia caused by Aeromonas species in southern Taiwan. PLoS One, 9(3): p. e91642.
2. Dryden M. and Munro R. (1989). Aeromonas septicemia: relationship of species and clinical features. Pathology, 21(2): p. 111-4.
3. Kang J. M., Kim B. N, Choi S. H., et al. (2005). Clinical Features and Prognostic Factors of Aeromonas Bacteremia. IDSA, 37 (Bacterial Diseases): p. 6.
4. Chuang H. C., Ho Y. H., Lay C. J., et al. (2011). Different clinical characteristics among Aeromonas hydrophila, Aeromonas veronii biovar sobria and Aeromonas caviae monomicrobial bacteremia. J Korean Med Sci, 26(11): p. 1415-20.
5. Choi J. P., Lee S. O., Kwon H. H., et al. (2008). Clinical significance of spontaneous Aeromonas bacterial peritonitis in cirrhotic patients: a matched case-control study. Clin Infect Dis, 47(1): p. 66-72..
6. Liu D., Su L., Han G., et al. (2015). Prognostic Value of Procalcitonin in Adult Patients with Sepsis: A Systematic Review and Meta-Analysis. PLoS One, 10(6): p. e0129450.
7. Mat Nor M. B. and Md Ralib A. (2014). Procalcitonin clearance for early prediction of survival in critically ill patients with severe sepsis. Crit Care Res Pract, 2014: p. 819034.
8. Guan J., Lin Z., and Lue H. (2011). Dynamic Change of Procalcitonin, Rather Than Concentration Itself, Is Predictive of Survival in Septic Shock Patients When Beyond 10 ng/mL. Shock, 36(6): p. 4.