CƯỜNG CẬN GIÁP NGUYÊN PHÁT DO U TUYẾN TUYẾN CẬN GIÁP VÀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ XẢY RA ĐỒNG THỜI: MỘT CA LÂM SÀNG HIẾM GẶP

Xuân Tuấn1,2,, Nguyễn Thái Hà Dương1, Phan Hồng Min1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
2 Bệnh viện ung bướu Hưng Việt, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư tuyến giáp là ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết. Cường tuyến cận giáp cũng là tình trạng bệnh nội tiết thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân cường cận giáp nguyên phát do có u tuyến cận giáp. Sự xuất hiện đồng thời cả cường cận giáp do u tuyến cận giáp và ung thư tuyến giáp thể nhú là rất hiếm gặp. Báo cáo ca lâm sàng: chúng tôi báo cáo ca lâm sàng hiếm gặp là bệnh nhân nữ, 46 tuổi đi khám vì da xanh và mệt mỏi. Trong quá trình thăm khám phát hiện tình trạng cường cận giáp, siêu âm có tổn thương nghi ngờ u tuyến cận giáp 2,2cm và nhân tuyến giáp 3mm nằm ở đối bên. Phẫu thuật được thực hiện để đánh giá tổn thương và điều trị. Bệnh nhân được cắt thùy trái + eo, vét hạch cổ trung tâm và cắt tuyến cận giáp chứa khối u. Giải phẫu bệnh sau mổ khẳng định ung thư tuyến giáp thể nhú và u tuyến tuyến cận giáp. Kết luận: Ung thư tuyến giáp thể nhú đồng thời với u tuyến cận giáp và cường cận giáp là tình trạng ít gặp. Bệnh có thể được điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật cắt u tuyến cận giáp và mức độ cắt tuyến giáp tùy theo giai đoạn của ung thư. Việc khảo sát kỹ lưỡng các tuyến cận giáp và tuyến giáp trước và trong mổ giúp tránh bỏ sót các khối u đồng thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào T. M., Nguyễn , K. V., Nguyễn, . T. T. T., Lê , T. M., Vũ , T. L., Lê, . V. K., Nguyễn , T. T. N., Phạm, . M. T., & Vũ , . Đăng L. (2022), "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán u tuyến cận giáp", Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, 49, pp. 44-39.
2. Thị Phương B Quang Trung N. (2021), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u tuyến cận giáp", Tạp Chí Y học Việt Nam, 506(2), pp.
3. VT. Lương (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến cận giáp lành tính., Luận văn tiến sĩ.
4. Beebeejaun M., Chinnasamy E., et al. (2017), "Papillary carcinoma of the thyroid in patients with primary hyperparathyroidism: Is there a link?", Med Hypotheses, 103, pp. 100-104.
5. Bhansali A., Masoodi S. R., et al. (2005), "Primary hyperparathyroidism in north India: a description of 52 cases", Ann Saudi Med, 25(1), pp. 29-35.
6. Haciyanli S. G., Karaisli S., et al. (2022), "Primary Hyperparathyroidism with Thyroid Cancer: Clinicopathologic Features", Sisli Etfal Hastan Tip Bul, 56(2), pp. 250-255.
7. Haugen B. R., Alexander E. K., et al. (2016), "2015 American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: The American Thyroid Association Guidelines Task Force on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer", Thyroid, 26(1), pp. 1-133.
8. Hu L., Qian B., et al. (2023), "Clinical characteristics of primary parathyroid adenoma and its relationship with coexisting papillary thyroid carcinoma: a clinical retrospective study", Gland Surg, 12(5), pp. 577-585.
9. Walker M. D., Bilezikian J. P. (2018), "Primary hyperparathyroidism: recent advances", Curr Opin Rheumatol, 30(4), pp. 427-439.