NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ HỒNG NGOẠI TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG CỔ GÁY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm và hồng ngoại trị liệu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán là đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ theo YHHĐ và chứng Tý thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư theo YHCT. Nhóm nghiên cứu (35 bệnh nhân): điện châm, hồng ngoại trị liệu, tác động cột sống. Nhóm đối chứng (35 bệnh nhân): điện châm, hồng ngoại trị liệu, xoa bóp bấm huyệt. Kết quả: Sau 15 ngày điều trị, mức độ đau theo thang điểm VAS, tầm vận động cột sống cổ giữa 2 nhóm đều có sự cải thiện tốt (p<0,05 so với thời điểm trước điều trị), tương đương nhau (p>0,05). Nhóm người bệnh có tầm vận động cột sống cổ hạn chế nhiều có kết quả điều trị kém hơn so với các nhóm khác (p<0,05). Kết luận: Phương pháp tác động cột sống kết hợp với điện châm và hồng ngoại trị liệu là phương pháp an toàn, có tác dụng giảm đau, cải thiện tầm vận động cột sống tương đương với phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với điện châm và hồng ngoại trị liệu. Bệnh nhân có tầm vận động cột sống cổ hạn chế nhiều sẽ có kết quả điều trị kém hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Y học cổ truyền, tác động cột sống, đau vùng cổ gáy
Tài liệu tham khảo
2. Tổng hội Y học, Hội thấp khớp học Việt Nam (2012). Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 211 – 213.
3. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2017), "Bệnh học Nội khoa Y học Cổ truyền", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 156.
4. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (2012), Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, NXB Y học Hà Nội, tr.163 – 187.
5. Mầu Tiến Dũng (2020), “Đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ”. Luận văn chuyên khoa II. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Tham Tán, Bùi Đức Cương (2002). Cẩm nang về phương pháp tác động cột sống II, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 90 - 99.
7. Hogg-Johnson, S., Van Der Velde, G., Carroll, L.J., Holm, L.W., Cassidy, J.D., Guzman, J. et al., (2010), “The burden anddeterminants of neck pain in the general population: Results of the bone and joint decade 2000-2010 task force on neck pain and its associated disorders”, Spine (Phila Pa 1976) 33(4S), S39–S51
8. HoyD., March, L., Woolf, A., Blyth, F., Brooks, P., Smith, E. et al., (2014), “The global burden of neck pain: Estimates from the global burden of disease 2010 study”, Annals of Rheumatic Diseases 73(7), pp.1309–1315.