KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG XÂM LẤN TỐI THIỂU ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Lê Mạnh Sơn1, Nguyễn Văn Phan1,, Ngô Đức Quang1, Đoàn Lê Vinh1, Nguyễn Thành Luân1, Phạm Vũ Anh Quang1, Nguyễn Văn Đạt1, Đặng Trung Kiên1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy đầu dưới xương đùi là một gãy xương lớn, phức tạp, thường ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối. Kết hợp xương xấm lấn tối thiểu đối với gãy đầu dưới xương đùi giúp cố định vững chắc ổ gãy, bệnh nhân tập vận động sớm sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu. Từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023, 45 bệnh nhân gãy kín đầu xa xương đùi được phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít xâm lấn tối thiểu. Thời gian theo dõi tối thiểu 6 tháng. Kết quả và bàn luận: Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu có 25 (55.6%) bệnh nhân nam và 20 (44.4%) bệnh nhân nữ. Thời gian nằm viện trung bình 4.27 ngày. Có 2 trường hợp nhiễm trùng nông (4.4%) và 1 trường hợp nhiễm trùng sâu phải mổ lại (2.2%). Kết quả 100% bệnh nhân liền xương. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy trên Xquang theo Larson – Bostman: Tốt và rất tốt chiếm 88.9%, trung bình chiếm 11.1%. Kết quả phục hồi chức năng theo Schatzker và Lambert: rất tốt 73.3%, tốt: 22.2%, trung bình 4.4% và kém là 0%. Kết luận: Điều trị kết hợp xương xâm lấn tối thiểu gãy kín đầu dưới xương đùi bằng nẹp khóa mang lại kết quả khả quan, với nhiều ưu điểm, là lựa chọn tốt trong điều trị gãy đầu dưới xương đùi.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Meinberg EG, Agel J, Roberts CS, Karam MD, Kellam JF. Fracture and Dislocation Classification Compendium-2018. J Orthop Trauma. 2018;32 Suppl 1: S1-S170. doi: 10.1097/ BOT. 0000000000001063
2. Plumarom Y, Wilkinson BG, Willey MC, An Q, Marsh L, Karam MD. Sensitivity and specificity of modified RUST score using clinical and radiographic findings as a gold standard. Bone Jt Open. 2021;2(10):796-805. doi:10.1302/2633-1462.210.BJO-2021-0071.R1
3. Kregor PJ, Stannard JA, Zlowodzki M, Cole PA. Treatment of distal femur fractures using the less invasive stabilization system: surgical experience and early clinical results in 103 fractures. J Orthop Trauma. 2004;18(8):509-520. doi:10.1097/00005131-200409000-00006
4. Brodke D, O’Hara N, Devana S, et al. Predictors of Deep Infection After Distal Femur Fracture: A Multicenter Study. J Orthop Trauma. 2023;3 7(4): 161-167. doi: 10.1097/BOT. 0000000000002514
5. Ebraheim NA, Martin A, Sochacki KR, Liu J. Nonunion of Distal Femoral Fractures: a Systematic Review. Orthop Surg. 2013;5(1):46-50. doi:10.1111/os.12017
6. Henderson CE, Kuhl LL, Fitzpatrick DC, Marsh JL. Locking plates for distal femur fractures: is there a problem with fracture healing? J Orthop Trauma. 2011;25 Suppl 1:S8-14. doi:10.1097/BOT.0b013e3182070127
7. Kim JW, Oh CW, Oh JK, et al. Malalignment after minimally invasive plate osteosynthesis in distal femoral fractures. Injury. 2017;48(3):751-757. doi:10.1016/j.injury.2017.01.019
8. Lill M, Attal R, Rudisch A, Wick MC, Blauth M, Lutz M. Does MIPO of fractures of the distal femur result in more rotational malalignment than ORIF? A retrospective study. Eur J Trauma Emerg Surg Off Publ Eur Trauma Soc. 2016;42(6):733-740. doi:10.1007/s00068-015-0595-8